Không cúng thôi nôi có sao không là câu hỏi được nhiều bậc cho mẹ quan tâm và thắc mắc. Hôm nay Nhà hàng Mận-Đỏ sẽ cùng bạn giải đáp câu hỏi trên.
1. Tại sao phải cúng thôi nôi?
Thôi nôi là ngày mà một đứa trẻ vừa tròn 1 tuổi. Cúng thôi nôi là để thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên, các vị thần linh đã phù hộ và bảo vệ bé trong thời gian sơ sinh và còn nằm trong bụng mẹ. Đồng thời cầu chúc cho đứa trẻ phát triển khỏe mạnh và thuận lợi trong công việc học tập sau này.
Vì vậy, khi trong gia đình có một đứa trẻ vừa ra đời và phát triển khỏe mạnh cho đến 1 năm. Người xưa có quan niệm trước khi đứa trẻ 1 tuổi là được mụ bà dạy dỗ. Vì vậy khi trẻ tròn 1 tuổi bố mẹ thường làm mâm cúng để cảm ơn mụ bà đã chăm sóc và dạy dỗ trẻ. Và khi trẻ một tuổi chính thức cho ngủ trên giường thay vì trên nôi, nên tên của ngày cúng gọi là thôi nôi.
2. Cúng thôi nôi bắt đầu từ đâu?
Việc cúng thôi nôi có từ rất lâu đời và trở thành quan niệm truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Việc thời gian bắt đầu cúng thôi nôi thì chưa có ai xác định được là khi nào. Cũng giống như những ngày lễ đám hỏi, đám cưới, đám giỗ bắt đầu từ đâu thì vẫn chưa ai cho ra được kết luận chính xác nhất.
Lễ cúng thôi nôi phổ biến ở miền Nam nhiều hơn là ở miền Bắc. Nếu là thời xưa sẽ được bắt đầu từ những gia đình khá giả và quan trọng vấn đề cúng kiếng. Vì điều kiện kinh tế ngày xưa còn kém, nên chỉ có gia đình khá giả mới có điều kiện mua đồ về làm cỗ cúng.
Một giả thiết khác cho rằng: ngày xưa còn nặng việc trọng nam khinh nữ, việc gia đình sinh được câu con trai (quý tử) là điều rất quan trọng thường được tổ chức tiệc chúc mừng. Vì thế có thể nhân dịp 1 năm tuổi, các gia đình có quý tử đã tổ chức mâm cúng cảm ơn tổ tiên và các vị thần đã bảo vệ bé. Cũng đồng thời ra mắt bé với dòng họ. Từ một gia đình làm đầy năm cho con, đến những gia đình khác cũng làm theo… sau lưu truyền và trở thành truyền thống. Tuy nhiên giờ đây cách nghĩ thoáng hơn, ít tư tưởng trọng nam khinh nữ nên đều tổ chức thôi nôi cho cả con gái.
Có nhiều giả thiết liên quan đến câu chuyện bắt đầu của phong tục cúng thôi nôi. Mỗi giả thiết đều rất hợp lý, nhưng thực tế để chứng minh đâu là thật thì chưa ai dám chắc chắn. Tuy nhiên mỗi câu chuyện về việc cúng thôi nôi đều xuất phát từ mong muốn tốt đẹp của bố mẹ đối với con cái.
3. Không cúng thôi nôi có sao không?
Không cúng thôi nôi có sao không? Thật ra không phải tất cả trẻ em trên đất nước Việt Nam đều được làm lễ cúng thôi nôi trong năm sinh nhật 1 tuổi. Chưa có một thông tin báo chí hay thông tin truyền miệng nào nói về việc không cúng thôi nôi thì bị ảnh hưởng xấu gì cả.
Hơn hết, cúng thôi nôi là một phong tục tập quán với ý nghĩa uống nước nhớ nguồn. Việc duy trì phong tục cúng thôi nôi là thể hiện tinh thần yêu nước, yêu truyền thống cha ông và tin vào những câu chuyện có ý nghĩa tốt đẹp. Quan trọng nhất là phải thuận tâm, khi cúng thôi nôi tâm không thuận thì coi như chưa cúng.
Làm việc gì cũng vậy, cần phải có sự đồng thuận thì mới có thể làm trong thái độ vui vẻ. Như cách cho đi và nhận lại, vì vậy hãy cúng thôi nôi nếu trong tâm bạn cảm thấy việc này quan trọng và mong muốn làm mâm cúng và phải cúng thật thành tâm.
Ông bà ta vẫn luôn lưu truyền câu, “có kiêng có lành” nếu đã tin thì là thật nếu không tin thì là giả. Tùy vào mỗi góc nhìn của mỗi cá nhân để phán quyết cho sự lựa chọn của mình.
Nhưng nếu ngày cúng thôi nôi mang một ý nghĩa truyền thống tốt đẹp thì hà cớ cho các bậc phụ huynh lại không làm cho con mình.