Vì sao bạn thèm ăn khi mang thai là câu hỏi của nhiều bà bầu. Tuy nhiên đây là dấu hiệu bình thường khi thai nhi bắt đầu xuất hiện trong cơ thể mẹ. Nguyên nhân là do khi mang thai cơ thể sẽ thèm ăn thực phẩm chứa chất mà cơ thể thiếu. Ông bà xưa có câu “thiếu gì ăn nấy” là dành cho các bà bầu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân sâu hơn về vấn đề thèm ăn của chị em khi mang thai sau đây.
Thèm ăn khi mang thai xuất hiện khi nào?
Thông thường các bà bầu sẽ thèm ăn trong khoảng từ một đến ba tháng của thai kỳ. Tuy nhiên cơn thèm ăn lúc này chỉ mới bắt đầu. Cơn thèm ăn sẽ mạnh mẽ hơn khi thai nhi vào khoảng bốn đến sáu tháng. Đây là lúc cơn thèm ăn dữ dội nhất ở người mang thai bình thường. Đến khi thai nhi được khoảng bảy đến chín tháng thì cơn thèm ăn mới bắt đầu giảm đi.
Với một số trường hợp mang thai đặc biệt, cơ thể mẹ có thể thèm ăn trong suốt thời kỳ mang thai. Ngoài ra cơn thèm ăn có thể theo mẹ đến sau khi sinh con. Tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm gặp.
Ở một vài trường hợp khác, bà bầu có thể chỉ thèm ăn trong ba tháng đầu thai kỳ và kết thúc ngay sau đó. Đôi khi cơn thèm ăn của bà bầu chỉ kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần là kết thúc. Việc thèm ăn của mỗi bà bầu là khác nhau. Nó phụ thuộc vào thể trạng và mức độ thiếu chất dinh dưỡng của mỗi bà bầu.
Vì sao bạn lại thèm ăn khi mang thai?
Thèm ăn khi mang thai là câu chuyện thường ngày của chị em. Vậy bạn có tò mò vì sao lại thèm ăn khi mang thai không? Nguyên nhân chính là do cơ thể đang bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nào đó. Dẫn đến phản ứng thèm một loại thực phẩm chứa chất dinh dưỡng tương đương. Vì vậy sẽ có những câu chuyện thèm ăn khác nhau giữa các bà bầu.
Có bà bầu sẽ thèm ngọt, cũng có bà thèm chua, mặn, đắng khác nhau. Mỗi bà bầu sẽ thiếu hụt dinh dưỡng khác nhau nên món ăn thèm cũng khác nhau. Và điều đặc biệt sẽ có những bà bầu thèm những món ăn trước đây mình rất ghét. Nguyên nhân là do cơ thể thay đổi hormone, từ đó ảnh hưởng đến não và sinh ra thèm ăn cao độ.
Nghiên cứu cho thấy 84% phụ nữ mang thai đều thèm ăn một hoặc nhiều món nào đó. Khi mang thai cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về hormone và nội tiết tố. Đặc biệt hormone estrogen và progesterone sẽ khiến cơ thể sinh ra cảm giác thèm ăn mạnh mẽ. Khi mẹ ăn cũng tức là con ăn, vì vậy lượng thức ăn, dinh dưỡng sẽ cần nhiều hơn bình thường. Và cảm giác thèm ăn khi mang thai cũng nhiều hơn so với những cơn thèm ăn bình thường. Bên cạnh đó khi mang thai khẩu vị của mẹ cũng tăng lên, nhờ vậy cơn thèm ăn của mẹ càng tăng lên.
Việc bà bầu thèm ăn là rất bình thường, vì vậy mẹ có thể ăn thỏa thích. Tuy nhiên mẹ không nên ăn quá nhiều dẫn đến cân nặng tăng đột ngột và các vấn đề khác.
Cách kiểm soát thèm ăn khi mang thai
Sẽ có những bà bầu thèm ăn những thực phẩm không tốt cho cơ thể và thai nhi. Dưới đây là cách kiểm soát cơn thèm ăn khi mang thai:
- Không bao giờ bỏ bữa ăn sáng: Khi ăn sáng đầy đủ, năng lượng khởi đầu được đảm bảo. Từ đó giúp bà bầu giảm được cảm giác đói, tránh thèm ăn.
- Chia nhỏ bữa ăn: Điều này giúp cơ thể luôn no. Từ đó giảm đi cảm giác thèm ăn vặt, hoặc món ăn nào đó. Theo chuyên gia bà bầu cần từ bốn đến sáu bữa ăn nhỏ mỗi ngày.
- Tập thể dục: Hoạt động thể chất giúp bà bầu có tâm trạng thoải mái. Từ đó cơ thể có thể kiểm soát được lượng hormone và giảm cơn thèm ăn.
- Giảm lượng thèm ăn: Nếu thèm ăn một món nào đó, bạn hãy ăn ít hơn so với lượng thức ăn mà cơ thể mong muốn, bạn hãy tập thỏa mãn cơn thèm dù chỉ ăn một chút.
- Thay thế món thèm ăn thành món ăn nhẹ: Điều này sẽ không thỏa mãn cơn thèm. Tuy nhiên chúng sẽ giúp cơ thể tốt hơn nếu bạn thèm thứ không nên ăn. Vài món ăn nhẹ có thể là: Salad, trái cây.
- Không để món thèm trước mặt: Điều này sẽ giúp bạn tạm thời quên đi cơn thèm. Lúc này bạn hãy cố gắng để ăn một thứ khác tốt cho cơ thể hơn.
- Phớt lờ: Nếu món ăn thật sự không tốt, hãy quên nó đi. Sau đó hãy thay thế bằng những món ăn khác dinh dưỡng hơn. Cách để không để tâm tới nó là bạn phải luôn giữ cơ thể luôn no.
Thèm ăn mặn khi mang thai
Thèm ăn mặn hay nghén mặn là triệu chứng bình thường của bà bầu. Tuy nhiên nếu nghén mặn quá nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cà mẹ và bé. Tác hại dễ thấy nếu bà bầu ăn quá mặn đó là gây nên hiện tượng phù nề. Nguyên nhân là do cơ thể tích tụ nhiều nước và muối. Từ đó dẫn đến cơ thể mẹ bị phù nề, huyết áp tăng, tức ngực và buồn nôn.
Một tác hại khác khi ăn mặn là mất cân bằng lượng chất. Khi bà bầu ăn quá mặn sẽ dẫn đến cơ thể khát nước. Kế tiếp đó là sự mất cân bằng giữa các lượng chất và khiến cơ thể luôn mệt mỏi. Bên cạnh đó khi bà bầu ăn mặn sẽ dẫn đến thận của mẹ và thai nhi đều tổn thương.
Vì những tác hại trên, bà bầu nên kiểm soát cơn thèm mặn bằng cách:
- Giảm ăn mặn từ từ: Sẽ rất khó để kiểm soát cơn thèm. Tuy nhiên để tốt cho mình và thai nhi thì mẹ nên học cách giảm ăn mặn. Đặc biệt mẹ không nên ăn các đồ muối chua như: Dưa cải, dưa chua, củ cải muối.
- Hạn chế đồ ăn vặt mặn: Bánh mặn, mứt hoa quả, ô mai nên tránh xa. Đây là những thực phẩm có lượng muối cao, bà bầu cần tránh và né xa khi thèm mặn. Bên cạnh đó bà bầu cần tránh thêm cá khô, xúc xích, lạp xưởng.
- Uống nhiều nước: Bà bầu có thể uống nước lọc hoặc nước hoa quả. Điều này giúp cơ thể giải bớt lượng muối nạp và và giải độc cho cơ thể. Nó còn giúp cơ thể nạp vitamin thiết yếu cho thai nhi.
Thèm ăn chua khi mang thai
Thèm chua cũng là một trong những triệu chứng nghén bình thường. Tuy nhiên nếu nghén quá nặng, ăn quá chua sẽ không tốt cho bà bầu và thai nhi. Nếu bà bầu chỉ ăn những món ăn chua mà không ăn các món khác thì lâu dần cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Ngoài ra, khi mẹ ăn quá chua trong thời gian dài sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày. Vì vậy bà bầu nên hạn chế ăn chua bằng những cách sau:
- Thay thế món ăn chua thành trái cây, rau củ: Cam, lá giấm là một ví dụ. Cách này sẽ giúp mẹ giảm đi cơn thèm chua và cung cấp thêm vitamin và khoáng chất.
- Không ăn trực tiếp chanh: Điều này không tốt cho dạ dày. Tuyệt đối không dùng nước cốt chanh uống trực tiếp hoặc dùng chanh chấm muối.
- Hạn chế thực phẩm muối chua hoặc lên men: Dưa chua, cải chua, củ cải muối không nên dùng. Chúng chứa nhiều muối không tốt cho thận của cả mẹ và con.
- Ăn chua ở mức vừa phải: Dù thèm những cũng phải hạn chế ăn để tốt cho hai mẹ con. Hãy chia nhỏ bữa ăn để tạo cảm giác no cho cơ thể. Kèm theo đó hãy hạn chế nghĩ đến những món chua.
Vì sao bạn thèm ăn chua khi mang thai và những tác dụng của nó với sức khỏe đã được chia sẽ trong bài viết trên. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn khi mang thai nhé!