“Trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ” câu hỏi rất nhiều bà mẹ trẻ đặt ra. Giai đoạn trẻ dưới 12 tháng hệ tiêu hóa trẻ còn non yếu, cần chế độ ăn phù hợp. Nếu ăn quá nhiều trẻ sẽ nôn ói, đầy hơi, khó chịu. Ăn không đủ trẻ sẽ không vui, bị đói và phát triển không đầy đủ. Thức ăn dặm tuy rằng cần thiết nhưng không thể hoàn toàn thay thế cho sữa mẹ.
Bài biết từ nhà hàng Maison Mận-Đỏ sẽ giải đáp giúp mẹ trẻ câu hỏi “trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ” ngay dưới đây.
Trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là gì? Đây là bước chuyển từ việc trẻ bú mẹ sang uống sữa ngoài sang nhai và nuốt thức ăn thô. Ăn dặm là cột mốc quan trọng. Đánh dấu quá trình hình thành phát triển của trẻ làm quen với nhiều loại thức ăn khác. Đây là giai đoạn đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Các mẹ cần kiên nhẫn để tập làm quen cho trẻ với điều này.
Thời điểm cho trẻ ăn dặm theo tiêu chuẩn của WHO là 5 – 6 tháng tuổi, khi trẻ đạt được cân nặng 7.3 kg và cao 65,7cm. Tại thời điểm này hệ tiêu hóa của bé đã trưởng thành, khả năng nhai nuốt cũng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên mỗi đứa trẻ khác nhau cũng có nhịp sinh học không giống nhau. Việc ăn dặm cũng vì vậy mà sớm hơn hoặc muộn hơn. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết để bố mẹ biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm:
- Trẻ biết giữ thẳng đầu và có thể ngồi (dù cần sự hỗ trợ từ bố mẹ)
- Trẻ có những phản xạ đón nhận thức ăn (há miệng)
- Trẻ biết kết hợp tay, chân, mắt, miệng để cảm nhận đồ vật (cầm nắm đồ vật, đưa lên miệng)
- Bé đủ 5 – 6 tháng tuổi
Cho trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Bạn cần bắt đầu việc cho trẻ ăn dặm bằng cách cho trẻ ăn thử 1 thìa cháo loãng nhỏ để thăm dò. Nếu trẻ tỏ ra háo hức và tiếp nhận thì bắt đầu tăng lên khoảng 50 – 100ml cho mỗi lần ăn.
Khi trẻ ăn dặm bắt đầu ăn được nhiều hơn thì chúng ta giảm lượng bú mẹ xuống. Việc bú mẹ vẫn phải duy trì hàng ngày không thay thế được. Trẻ dưới 1 tuổi nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ. Bởi ở thời điểm trẻ được 5-6 tháng cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển nhanh. Nên ngoài sữa mẹ là dinh dưỡng chính chúng ta cần cho trẻ ăn dặm để tăng khẩu phần.
Lượng ăn dặm được khuyến nghị là:
- Trẻ 5 – 7 tháng nên cho trẻ ăn bột loãng, sền sệt rồi sang đặc và thức ăn nghiền. Lượng thức ăn 50 – 100ml, duy trì 1 bữa ăn và bú mẹ .
- Trẻ 8 – 9 tháng chuyển sang ăn bột đặc, thức ăn nghiền hoặc thái nhỏ. Lượng thức ăn 200ml, duy trì 2 bữa ăn và bú mẹ .
- Từ 10 – 12 tháng trẻ ăn được bột đặc, thức ăn cắt khúc để trẻ cầm nắm. Lượng thức ăn tăng lên 200 – 250ml, 3 bữa ăn và bú mẹ .
- Trẻ 12 – 24 tháng ăn cháo, thức ăn thái nhỏ cắt khúc. Lượng thức ăn 250 – 300ml, ăn 3 bữa và bú mẹ .
Ngoài lượng ăn dặm được khuyến nghị, bạn cũng cần chú ý đến bé. Nếu bé tiếp tục há miệng hay cố gắng tìm kiếm thức ăn thì hãy tăng lượng đồ ăn. Ngược lại nếu bé có thái độ là nhè thức ăn ra thì bạn nên cân nhắc giảm khẩu phần ăn của bé lại.
Nguyên tắc cần biết khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm
Ăn theo nguyên tắc từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn. Tập trẻ ăn đúng giờ để dạ dày làm quen dần với thức ăn, thời gian tiêu hóa.
Các bữa ăn dặm lý tưởng là cách nhau ít nhất 2 giờ. Đảm bảo đủ nhóm chất dinh dưỡng. Tinh bột từ gạo, khoai và các nhóm ngũ cốc. Chất đạm từ thịt cá, trứng sữa, tôm cua nhưng hạn chế tôm cua dễ gây dị ứng cho trẻ. Vitamin, chất xơ và khoáng chất từ rau củ, cà rốt, bí đỏ và trái cây. Chất béo từ dầu ăn, mỡ động vật và bơ.
Nhu cầu muối của trẻ là rất ít (ít hơn 1g mỗi ngày đến khi trẻ 12 tháng tuổi). Vậy nên khi cho trẻ ăn dặm nên chọn thực phẩm không có muối. Việc đồ ăn dặm chế biến nhạt giúp trẻ cảm nhận mùi vị đặc trưng của thực phẩm tốt hơn. Không nên ép ăn hay ép bú hãy để trẻ thật thoải mái, thích thú với việc ăn dặm.
Bé 5 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Thời điểm 4 – 5 tháng tuổi hệ tiêu hóa của trẻ đang hoàn thiện tốt hơn giúp trẻ tiêu hóa thức ăn khác ngoài sữa. Trẻ sẽ đòi bú nhiều hơn dù ta đã cho bú trước đó không lâu và theo đúng liều lượng. Giấc ngủ cũng sẽ ngắt quãng vì trẻ đói và đòi bú thêm. Khi thấy người lớn ăn, trẻ sẽ chóp miệng, đùn lưỡi liên tục. Lúc này trẻ đã ngồi vững được và tỏ ra thích thú khi được thấy đồ ăn.
Thấy những biểu hiện này thì mẹ đã có thể tập cho trẻ ăn dặm được rồi đấy. Các mẹ cần nhớ một điều, ăn dặm độ tuổi 5 tháng chỉ góp phần bổ sung chất cho trẻ. Ăn dặm vẫn chỉ là bữa phụ, bú sữa vẫn là chính để trẻ có đủ dinh dưỡng.
Khi 5 tháng tuổi trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ? Liều lượng ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi chỉ cần 1 bữa / ngày. Trẻ đang tập làm quen với thức ăn, mẹ sẽ hơi cực trong thời điểm này. Nấu thức ăn dặm cho trẻ mỗi thứ một chút theo đúng định lượng và đủ nhóm chất. Một bữa ăn thích hợp là: bột ăn dặm (80ml), đạm (25g), rau củ ( 20g). Cho trẻ ăn với lượng 1 thìa tầm 5ml và tăng dần theo nhu cầu ăn của trẻ. Lưu ý thức ăn là loãng, tối đa không đút hơn 7 – 10 thìa cho mỗi lần ăn.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng cần đáp ứng đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra kèm theo là cho trẻ uống nước trái cây 50 – 100ml hoặc 1 thìa trái cây tán nhuyễn. Tham khảo lịch ăn cho trẻ 5 tháng tuổi soạn bởi nhà hàng Maison Mận-Đỏ:
- Tuần đầu tiên: cháo trắng. Cho trẻ ăn 1 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 5 – 10 ml cháo. Lưu ý cháo rây nhuyễn nhé.
- Tuần thứ hai: cháo trắng và củ quả. Vẫn cho trẻ 1 bữa mỗi ngày nhưng tăng lượng lên 15 – 25ml, kèm ít rau củ xay nhuyễn. Việc ăn lẻ rau củ quả giúp trẻ cảm nhận mùi vị từng loại đồ ăn tốt hơn.
- Tuần thứ ba: cháo trắng trộn củ quả. Bạn có thể làm cháo cà rốt , cháo cà chua, cháo khoai tây, cháo bí đỏ. Bữa ăn tăng lên 2 bữa mỗi ngày và mỗi lần 35 – 40ml.
- Tuần thứ tư: cháo rau củ kèm nguyên liệu thịt cá để trẻ làm quen với đạm động vật. Kết hợp với các loại rau củ với lượng 40 – 50ml mỗi bữa ăn.
Thời gian đầu ăn dặm, trẻ khó làm quen với thức ăn nên mọi thứ đều cần sự nhẫn nại. Nếu trẻ không muốn ăn tiếp, hãy nên dừng lại và tiếp tục thử lại vào hôm sau.
Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Trẻ 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? Thắc mắc về thực đơn mỗi ngày, bé có thể uống được bao nhiêu váng sữa? Nuôi em bé không xem như việc chế biến thuốc, không có một công thức nhất định cho từng bé. Mỗi trẻ sẽ có một sở thích và khả năng tiêu hóa riêng nên cũng linh động nhiều cách. Hãy cho bé ăn nhiều món nhưng mỗi lần chỉ nên 1 món. Món nào trẻ không thích thì tạm ngưng. Thích ứng được nhiều món hơn thì đổi món thường xuyên, để trẻ không bị ngán. Duy trì ăn 2 bữa một ngày, nếu ăn ít thì uống thêm sữa bù lại. Có nhiều phương pháp ăn dặm, Việt Nam phổ biến 3 kiểu: kiểu Nhật – tự chỉ huy – truyền thống.
Trẻ 6 tháng – ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật món đầu tiên trẻ được ăn là cháo nhuyễn tỷ lệ 1:10 (1 gạo : 10 nước). Thức ăn phương pháp này được chế biến riêng độ thô phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ. Cháo giai đoạn này nấu nhuyễn và mịn, duy trì 2 bữa / ngày. Ưu điểm ăn dặm kiểu Nhật trẻ sẽ được học kỹ năng nhai, nuốt thức ăn. Giúp bố mẹ dễ dàng nhận biết trẻ thích và không thích món gì hay dị ứng với món gì.
Trẻ 6 tháng – ăn dặm tự chỉ huy (BLW)
Phương pháp này là thức ăn được cắt thành miếng có kích thước, hình dạng phù hợp và chế biến theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Trẻ sẽ được ngồi ăn cùng với gia đình và quyết định mình ăn gì và khi nào kết thúc. Cách ăn này giúp trẻ khám phá mùi vị màu sắc thức ăn. Tạo môi trường giúp trẻ phản xạ tốt về tay chân, mặt miệng. Không tốn nhiều thời gian chuẩn bị đồ ăn riêng như ăn dặm kiểu Nhật.
Trẻ 6 tháng – ăn dặm truyền thống
Ăn dặm truyền thống là lựa chọn rất nhiều của gia đình Việt khi sống cùng các thế hệ trước. Cách chế biến sẽ là nấu cháo trắng kết hợp với rau củ, trứng, thịt, cá…Sau đó được làm nhuyễn bằng xay, tán hoặc rây cho mịn. Cách này phù hợp cho những người mẹ bận rộn. Giúp trẻ tăng cân tốt do trẻ được ăn với số lượng nhiều khi tập ăn. Tuy nhiên về sau dễ khiến trẻ biếng ăn vì thức ăn được nấu chung với các nguyên liệu. Trẻ không cảm nhận được mùi vị của thức ăn, khó biết trẻ không thích món nào.
Trả lời được câu “trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ” các mẹ hãy tinh tế để trẻ có lượng ăn vừa đủ. Vốn là nỗi lo thường trực, nay đã không còn. Mọi điều thừa hay thiếu dinh dưỡng cho bé đều mang lại hậu quả tiêu cực về sau. Trẻ ăn đúng lượng cần thiết sẽ đảm bảo cho sức khỏe và phát triển toàn diện. Nhà hàng Maison Mận-Đỏ chúc các mẹ thành công hơn trong hành trình ăn dặm của con.