Mới niềng răng nên ăn gì là tốt? Hãy cùng xem thực đơn được bác sĩ khuyên dùng cho người mới niềng răng nhé. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu thẩm mỹ cũng vì vậy mà không ngừng tăng lên. Để đạt hiệu quả tốt nhất cần lưu ý những gì trước và sau khi niềng răng? Nhà hàng Maison Mận-Đỏ sẽ chia sẻ “tất tần tật” những thắc mắc này giúp bạn. Cùng nhau tìm hiểu nhé!

Mới niềng răng nên ăn gì là tốt

Sau khi niềng răng thì chắc hẳn bạn sẽ sở hữu một hàm răng thẳng tắp, nụ cười rạng ngời và đầy thu hút. Vậy bạn đã thực sự đã biết rõ mới niềng răng nên ăn gì hay chưa?

Thay đổi cách ăn so với trước khi niền răng

Đầu tiên sẽ là thói quen cắt nhỏ thức ăn ra. Cách ăn cắn miếng to hay đưa trọn thức ăn vào miệng để nhai sẽ gây hỏng mắc cài. Việc không cắt nhỏ thức ăn ngoài việc gây hỏng niềng còn gây đau răng, đau hàm. Cảm giác này thật sự không dễ chịu đâu.

Nhai thức ăn bằng hàm là điều cần thay đổi thứ hai. Nhai bằng hàm sẽ dày hơn và cấu tạo tốt hơn để nhai nghiền thức ăn. Giảm cơn đau ở răng cửa. Tập thói quen nhai bằng hàm và duy trì việc này sau niềng lại càng tốt cho răng của bạn.

Cuối cùng là ăn chậm lại. Việc này không vội vàng ăn nhanh để kết thúc được. Ăn quá nhanh sẽ khiến tăng nguy cơ nhai, cắn trúng hạt hoặc xương gây đau và viêm răng. Nhai quá nhanh, thức ăn tác động mạnh lên lực của dây chằng làm lệch việc chỉnh răng thẳng hàng. Hãy kết hợp uống nhiều nước khi ăn, hỗ trợ thức ăn dễ nhai hơn.

Mới niềng răng nên điều chỉnh chế độ ăn

Khi mới niềng răng nên ăn gì? Hãy chọn thức ăn mềm, dù gây ngán và không đa dạng nhưng những thức ăn cứng. Đối với những loại rau củ bạn cần hấp kỹ đến khi mềm và dễ nhai mới được ăn. Thức ăn mềm sẽ ít đau răng, tốt cho niềng răng và không gây kích ứng nhạy cảm cho răng. 

Những nhóm thức ăn mềm và không dai: sữa chua, phomai, súp, khoai tây nghiền, hải sản không xương, pudding… Có thể không hợp khẩu vị hoặc giảm độ ngon miệng nhưng mới niềng răng bạn nên chọn chúng.

Vậy mới niềng răng nên ăn gì?

  • Các sản phẩm từ sữa như phomai, bơ mềm, sữa chua…Sản phẩm làm từ sữa giúp bạn bổ sung năng lượng dinh dưỡng khắc phục việc sụt cân.  
  • Các sản phẩm từ trứng như bánh flan, pudding, trứng luộc…hỗ trợ Vitamin D tốt cho răng miệng. 
  • Các sản phẩm xốp mềm như ngũ cốc, các loại mì, cơm nấu chín mềm.
  • Thức ăn chín mềm, chế biến kỹ ninh chín như cháo, súp, bún, phở….
  • Trái cây, ép hoa quả, sinh tố. Cần bổ sung nhiều Vitamin cho cơ thể, tránh chảy máu lợi. Đặc biệt khi niềng răng nếu chảy máu răng thì sẽ khó lành hơn bình thường.

Mới niềng răng không nên ăn gì 

Bạn cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực đơn đủ chất để răng được hấp thụ tốt hơn. Khi răng đã ổn định, bạn đã quen với cảm giác đeo niềng thì ăn uống dễ chịu hơn. Loại bỏ một vài món ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao sau niềng.

  • Tránh những thức ăn cứng như các loại hạt,kẹo cứng gây bất lợi cho niềng răng. Thức ăn cần bạn dùng nhiều lực để nhai, sẽ làm rơi mắc cài hoặc bung dây chằng. 
  • Các thức ăn quá nóng như lẩu hay canh nóng…hoặc quá lạnh như đá viên, kem…
  • Những thực phẩm có độ dính cao, dai và dẻo. Nhai nhiều sẽ gây đau cho răng. Như kẹo cao su, kẹo bơ cứng, bánh nếp, xôi chiên…là những thực phẩm tệ nhất khi đeo niềng.
  • Những thực phẩm quá giòn sẽ làm tụt khí cụ và ảnh hưởng đến lực kéo răng. Đó là bỏng ngô, khoai tây chiên….
  • Những thức ăn chứa quá nhiều tinh bột và đường. Loại thức ăn này sẽ tích tụ nhiều axit gây ra mảng bám, tạo ra nhiều vi khuẩn có hại cho răng.
  • Thực phẩm có chất tạo màu cao như trà, cà phê, soda sẽ làm răng mau ngả màu, không tốt.

Những điều cần biết trước và sau khi niềng răng

Có 4 bước cần làm:

  1. Xác định tình trạng răng hiện tại
  2. Giữ sức khỏe thật tốt ổn định trước ngày niềng răng
  3. Lựa chọn nha khoa uy tín
  4. Kiểm tra độ chênh lệch các mức giá với nhau rồi hãy đưa ra quyết định.

Vệ sinh sau khi ăn cho người mới niềng răng

Sau khi gắn mắc cài, răng chịu tác động của mắc cài nên sẽ gây ê buốt và đau. Bạn cần chăm sóc răng và vệ sinh răng miệng đúng cách. Sử dụng bàn chải chuyên dụng cho niềng răng. Động tác niềng răng nên nhẹ nhàng, tỉ mỉ để không gây tổn thương nướu răng.

Sau mỗi bữa ăn bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, không làm qua loa. Không để lại mảng bám, thức ăn dư thừa mắc vào kẽ răng gây viêm nhiễm. Khéo léo kết hợp cùng chỉ nha khoa luồn qua các mắc cài để làm sạch răng. Súc miệng bằng nước súc miệng nha khoa để diệt vi khuẩn. 

Quá trình niềng răng không phải ngắn có thể kéo dài 2 – 3 năm. Lựa chọn một chế độ ăn uống thích hợp sẽ giúp bạn đạt hiệu quả chỉnh nha tốt hơn. Niềng răng là một trong những thử thách vô cùng vất vả đi kèm cả máu và nước mắt. Tìm  được những món ăn phù hợp sẽ tạo động lực hơn cho công cuộc niềng răng của bạn đấy!