Ngày cưới là ngày trọng đại của mỗi người, vậy nên có rất nhiều thứ cần chuẩn bị chu đáo. Tuy nhiên cũng có nhiều cặp đôi lúng túng khi không biết phải chuẩn bị từ đâu, chuẩn bị những gì cho đám cưới. Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đám cưới này sẽ giúp các bạn nắm được những lưu ý khi chuẩn bị đám cưới.

Tổ chức đám cưới

1. Khám sức khỏe trước khi kết hôn

Khám sức khỏe trước khi kết hôn là xét nghiệm cần thiết của các cặp đôi trước khi quyết định đi đến hôn nhân. Điều này được các cặp đôi thực hiện nhiều và ngày càng trở nên phổ biến. Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp các cặp đôi biết được tình trạng sức khỏe, khả năng sinh sản. Nhờ vậy có thể chuẩn bị hành tâm lý và hành trang tốt nhất để sau này không bị bỡ ngỡ.

2. Gặp mặt gia đình hai bên

Gặp mặt gia đình hai bên trước đám cưới là điều quan trọng, bắt buộc và không thể bỏ qua. Việc nói chuyện người lớn, để gia đình hai bên thống nhất những việc quan trọng mà hai bạn trẻ không thể tự quyết định là điều cần thiết. Hai bạn nên thống nhất địa điểm gặp mặt sao cho thuận lợi cho cả hai bên gia đình mà vẫn giữ được sự ấm cúng, thân mật.

3. Chọn ngày cưới

Trong văn hóa các nước châu Á, việc chọn ngày cưới rất quan trọng và thường do cha mẹ hai bên gia đình thống nhất và quyết định. Vì vậy, các cặp đôi nên hỏi ý kiến bố mẹ sớm để chuẩn bị cho lễ cưới được chỉn chu. Ngoài ra, các cặp đôi cũng nên chủ động chọn ngày cưới sao cho phù hợp với lịch trình của cả hai.

Đồng thời cũng nên tính đến thời gian thuận tiện cho đa số khách mời (ở thành phố thường là thứ bảy, chủ nhật). Việc chọn ngày cưới sớm sẽ giúp bạn biết được khoảng thời gian còn lại để chuẩn bị cho đám cưới. Từ đó lên kế hoạch thực hiện tốt nhất, kịp thời gian và nắm được những công việc cần làm.

Tổ chức đám cưới

4. Dự trù kinh phí đám cưới

Dự trù kinh phí trong khâu chuẩn bị đám cưới là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đa phần các đôi cũng biết là chi phí “khổng lồ” mà mình cần sử dụng để chi trả trong quá trình chuẩn bị và tổ chức đám cưới. Nếu không lên kế hoạch cụ thể để kiểm soát và cân đối chi phí, lễ cưới có thể tăng chi phí cao hơn hơn ý muốn. Vậy nên bạn cần liệt kê ra những mục, những khoản cần chi trả để cân đối ngân sách cần thiết. Đây là một điều quan trọng trong kinh nghiệm tổ chức đám cưới mà các bạn nên lưu ý.

5. Chọn nhẫn cưới

Chọn nhẫn cưới là một việc vô cùng quan trọng, vì nó sẽ là minh chứng cho tình yêu và hôn nhân của bạn. Cặp đôi nào cũng muốn chọn cho mình một cặp nhẫn cưới đẹp, chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền. Vì vậy bạn nên quyết định chất liệu nhẫn sau đó sắp xếp đi chọn nhẫn sớm. Vì có thể các bạn sẽ phải qua nhiều cửa hàng mới tìm được mẫu nhẫn ưng ý cho ngày trọng đại của mình.

Nhẫn cưới

6. Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới để lưu lại những khoảnh khắc đẹp và ý nghĩa là điều mà phần lớn các cặp đôi đều quan tâm. Việc chọn địa điểm chụp ở studio hay ở những nơi có khung cảnh nên thơ cũng là điều quan trọng. Vì vậy các bạn nên lựa chọn sẵn địa điểm muốn chụp, phong cách sẽ chụp. Sau đó chọn studio ảnh cưới và trình bày rõ những dự định các bạn muốn chụp và sắp xếp thời gian đi chụp phù hợp. Đừng quên xem dự báo thời tiết tại địa điểm trước khi chụp để tránh bị bất ngờ hoặc gián đoạn quá trình chụp. Nên chọn những ngày nắng đẹp để có những tấm ảnh cưới đẹp nhất nhé.

7. Lên danh sách khách mời và chuẩn bị thiệp

Việc mời bạn bè đến chung vui trong ngày trọng đại là điều không thể thiếu đối với mỗi cặp đôi tổ chức đám cưới. Đây có lẽ là bước vừa đau đầu vừa dễ thiếu sót, nhất là với những người quen biết nhiều, có nhiều bạn bè. Vì vậy các bạn nên chuẩn bị kỹ, lên danh sách cụ thể từ bạn trung học, bạn đại học, bạn đồng nghiệp,…để tránh thiếu sót.
Chọn mẫu thiệp mời cũng là điều quan tâm của nhiều cặp đôi. Thiệp mời nên quan tâm đến kiểu dáng, màu sắc, hình dạng,… và theo kinh nghiệm tổ chức đám cưới của nhiều cặp đôi thì tốt nhất nên in dư để dự phòng khi viết sai hoặc phát sinh thêm bạn cần mời.

Thiệp cưới

8. Chọn nhà hàng, concept trang trí, món ăn

Địa điểm để tổ chức tiệc cưới cũng là một yếu tố quan trọng trong khi chuẩn bị đám cưới. Ngoài việc đồ ăn ngon còn cần những yếu tố như không gian (trong nhà hay ngoài trời), vị trí thuận lợi (gần trung tâm, gần nơi ở của đa số khách mời), giá cả,…
Sau khi chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới phải thống nhất được cách trang trí, tông màu chủ đạo,… Sau đó quyết định các món ăn trong buổi tiệc, rồi dựa vào số lượng khách mời để đặt bàn. Thường chúng ta sẽ phải đặt dư ít nhất là 1 bàn để dự phòng có thể có người sẽ đi theo cặp.

Không gian phòng tiệc Maison Mận-Đỏ

9. Trang trí phòng tân hôn

Theo quan niệm xưa, trang trí phòng tân hôn là một việc làm quan trọng, không nên bỏ qua. Đặc biệt là giường, bộ chăn ga, gối, đệm nhất định phải được thay mới.
Những việc này thường do mẹ chú rể thực hiện nếu phòng tân hôn tại nhà chú rể. Mọi thứ cần được chọn ngày giờ đẹp, hợp tuổi cô dâu chú rể. Với hy vọng vợ chồng sống thuận hòa, hạnh phúc và sớm có tin vui.

10. Phương tiện di chuyển trong đám cưới

Việc chuẩn bị xe để đưa rước cô dâu chú rể và họ hàng hai bên là rất cần thiết. Vì vậy cần nắm số lượng người cần dùng xe cũng như lộ trình đưa rước để tiện sắp xếp và liên hệ đặt xe trước.

11. Trang phục và trang điểm

Nhân vật chính cần phải đẹp và nổi bật nhất trong ngày trọng đại đó là cô dâu và chú rể. Để trở nên đẹp lộng lẫy và nổi bật nhất trong ngày cưới, hẳn không thể thiếu chuyên viên trang điểm và trang phục.
Nên quyết định màu trang phục và cách trang điểm phù hợp với concept trang trí. Nên chuẩn bị trước rằng mình sẽ thay mấy bộ trang phục trong hôn lễ để có sự chuẩn bị trước.
Và cần đi thử trang phục trước và kiểm tra kỹ để tránh việc bị sai mẫu hoặc sai kích cỡ.

12. Phụ dâu và phụ rể

Dàn nam thanh nữ tú bưng mâm quả cũng quan trọng không kém trong chuẩn bị đám cưới. Đây sẽ là đại diện của hai bên nhà trai nhà gái để trao và nhận lễ. Vậy nên chắc hẳn cô dâu chú rể sẽ phải “chọn mặt gửi vàng”. Số lượng người bê mâm quả sẽ phụ thuộc vào số lễ nhà trai mang sang nhưng thường sẽ là 5, 7, 9…. Số lễ thường sẽ đều là số lẻ để biểu trưng cho sự phát triển. Tuy nhiên số lễ trong mỗi phần đều là số chẵn để biểu trưng cho sự “có đôi có cặp” không bị lẻ loi.
Với kinh nghiệm tổ chức đám cưới thì các bạn nên chọn những chàng trai cô gái chưa lập gia đình để bê mâm quả, như vậy sẽ tốt hơn.

13. Kịch bản lễ cưới

Ai cũng mong mình có một đám cưới theo ý mình muốn từ những việc nhỏ nhất, tạo nên sự đặc biệt và đáng nhớ. Vậy nên việc tự lên kịch bản chương trình cho lễ cưới của mình chính là một cách để tạo nên nét khác biệt và để lại dấu ấn riêng.

Cách trang trí đám cưới

14. Chuẩn bị cho tuần trăng mật

Tuần trăng mật ngay sau đám cưới là khoảng thời gian ngọt ngào tuyệt vời dành cho những cặp đôi mới cưới. Khi đó cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau đi du lịch và tận hưởng khoảng thời gian hạnh phúc. Sau khi trở về sẽ chính thức bước vào cuộc sống hôn nhân và quay trở lại với công việc hằng ngày.
Vậy nên hãy lựa chọn những nơi có cảnh đẹp, thời tiết ôn hòa để tận hưởng trọn vẹn tuần trăng mật. Đừng quên đặt phòng trước và lên kế hoạch những địa điểm cần đi để tránh bỡ ngỡ và lãng phí thời gian nhé.
Đây là một vài kinh nghiệm tổ chức đám cưới cho các cặp đôi. Hãy lên kế hoạch cụ thể để chuẩn bị cho ngày trọng đại thật chu đáo và trọn vẹn hạnh phúc nhé.

Trước khi lễ cưới diễn ra chúng ta cần lên kế hoạch chi tiết các bước chuẩn bị đám cưới, và trong lễ cưới. Điều này giúp chúng ta để tránh xảy ra những sai sót không đáng có, và lễ cưới được diễn ra chu toàn và hạnh phúc hơn.