Dinh dưỡng cho mẹ bầu giai đoạn mang thai là điều vô cùng quan trọng. Mẹ khỏe mạnh sẽ giúp con có đủ năng lượng và đủ khoáng chất. Nên hiểu tất cả những gì ta nạp vào cơ thể đều được hấp thụ bởi thai nhi. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tốt đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi. Bạn có đang băn khoăn điều gì về những kiến thức dinh dưỡng cho mẹ bầu? Nên và không nên ăn những gì? Hãy cùng Mận-Đỏ tìm giải đáp băn khoăn này nhé!
Bác sĩ dinh dưỡng cho mẹ bầu
Cần bổ sung những dưỡng chất nào cho bà bầu?
Khi mẹ bầu mang thai không chỉ tăng về khẩu phần ăn mà còn tăng về mặt chất lượng. Thực đơn không đơn giản là ngon mà còn cần đúng, đảm bảo chất lượng, kỹ lưỡng và khoa học. Đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất cần thiết:
- Thực phẩm bổ sung vitamin D, Canxi: Có nhiều trong tôm, cua, các loại cá và các sản phẩm đến từ sữa. Ngoài ra có thể bổ sung bằng thuốc viên hoặc thuốc nước Canxi. Các thực phẩm giàu vitamin D để chuyển hóa tốt Canxi là cá, trứng, sữa.
- Thực phẩm giàu chất sắt: Nên ăn nhiều trứng, bò, tôm, cua, cá hồi, gan lợn, đậu nành, hạt bí đỏ. Thiếu máu mẹ dễ sảy thai, sức đề kháng giảm, chậm phát triển trí não cho thai nhi.
- Thực phẩm giàu Protein: Ức gà, trứng, cá ngừ, đậu phộng, hạt bí ngô là những loại có hàm lượng Protein rất cao.
- Thực phẩm giàu Folic: Có nhiều trong các loại rau chân vịt, diếp cá, bông cải, đậu bắp, măng tây. Trái cây như chuối, dưa gang, chanh, cam… Các loại ngũ cốc như sữa ngũ cốc, bánh mì, bánh quy. Axit folic giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển thai nhi. Ngừa dị tật bẩm sinh, phòng ngừa việc thiếu máu cho mẹ.
- Khoáng chất: Bổ sung khoáng chất đầy đủ sẽ có lợi cho cơ thể. nhưng cần cân nhắc sao cho cân bằng khoáng chất trong cơ thể thì mới có hiệu quả. Nếu để thừa sắt, canxi sẽ không tốt cho mẹ và bé ở giai đoạn này.
Các món cháo tốt cho bà bầu
Sau đây là các món cháo cực dinh dưỡng cho cho mẹ bầu:
- Cá chép
- Đậu đen gạo nếp
- Bí đỏ
- Hàu hạt sen
- Lươn
- Nghêu nấm rơm
- Gà ác đậu xanh
- Thịt bò đậu đỏ
- Gà ác thảo mộc
- Bồ câu
- Thịt nấu rau chân vịt
- Cà rốt thịt bằm
Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai
Top những điều kiêng kỵ
Nên hạn chế chạy bộ. Bạn là một người luôn tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe thì nên tạm ngưng. Chạy bộ là vận động toàn thân, đây là hoạt động không tốt trong giai đoạn này. Nên đi bộ 30 phút mỗi ngày thay vì chạy bộ. Đạp xe sẽ là một hoạt động nguy hiểm, không an toàn đặc biệt ở đường xá quá đông.
Không được tham gia các hoạt động quá mạnh, đứng hoặc ngồi quá lâu. Sẽ làm hạn chế lưu thông máu xuống chân gây suy giãn tĩnh mạch. Không được tắm bồn hay ngâm mình trong nước nóng quá lâu. Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Tránh tiếp xúc phân chó mèo, chứa nhiều toxoplasmosis gây ra bệnh ký sinh trùng hiếm gặp. Kiêng mang giày cao gót, sơn móng tay chân và nhuộm tóc.
Mới có thai không nên ăn gì?
Để đảm bảo tuyệt đối sức khỏe cho cả mẹ lẫn con thì nên tránh những thực phẩm sau đây. Đồ ăn quá mặn, quá ngọt. Lượng đường nhiều sẽ suy yếu khả năng miễn dịch cơ thể dễ nhiễm virus. Lượng muối quá nhiều sẽ tăng huyết áp dễ nhiễm độc thai nghén. Thức ăn quá nhiều dầu, mỡ, thực phẩm nhiều chất chua. Cơ thể bà bầu hấp thụ quá nhiều axit sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Dễ đột biến gen, thai bị dị dạng. Không ăn những thực phẩm không chín kỹ và đồ sống. Thời kỳ thai nghén, các chức năng cơ thể chưa hoàn thiện. Ăn những thức ăn này sẽ dễ bị nhiễm độc. Không được lạm dụng thuốc bổ. Khiến nội tiết tố của mẹ mất cân đối, khí thịnh âm hao thậm chí thai lưu và sảy thai.
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tránh các loại cá chứa cao hàm lượng thủy ngân. Như cá thu, cá ngừ, cá chỉ vàng, cá kình, cá bơn. Lượng lớn thủy ngân đi vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm liên quan hệ thần kinh, da, phổi… Tiếp đến là sữa chưa qua tiệt trùng chứa vi khuẩn Listeria. Phụ nữ mang thai sẽ nhiễm vi khuẩn này dễ hơn người bình thường gấp 20 lần. Cafein và các đồ uống chứa chất kích thích mẹ bầu tuyệt đối cần tránh. Nguy cơ sảy thai là rất cao và rối loạn phát triển ở trẻ. Nhóm trái cây như dứa, nhãn, đu đủ là loại trái cây gây nóng, đau tức bụng dưới, ra huyết. Tìm hiểu kỹ các loại thực phẩm cần kiêng sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh được sự nguy hiểm.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vào con
Các loại thực phẩm giúp mẹ tăng cân đạt chuẩn
Mẹ tăng cân, con lại không đạt chuẩn? Dinh dưỡng cho mẹ bầu là gì? Đó là cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thay vì ba bữa chính trong ngày với lượng thức ăn tăng gấp đôi thì nên chia nhỏ bữa ăn. Nên tập luyện vận động những động tác nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Ưu tiên thực phẩm nhiều tinh bột để đáp ứng nhu cầu năng lượng cần cho cơ thể. Tránh các bánh kẹo ngọt, sẽ tăng cân quá mức mà bé thì không hề được cung cấp dinh dưỡng. Ngừng ngay những thực phẩm giàu cholesterol. Vừa ảnh hưởng sức khỏe mẹ lại còn gây cơ thể mẹ tăng cân vù vù. Mỗi ngày nên uống 2-3 ly sữa và uống sau bữa chính khoảng 2-3 tiếng. Mức tăng cân lý tưởng cho mẹ bầu là 8- 12 kg.
Nguyên tắc ăn uống để “vào con mà không vào mẹ”
Một chế độ dinh dưỡng tốt cho cả mẹ lẫn con là vừa đủ, không dư, không thiếu. Đây là vài nguyên tắc ăn uống giúp dinh dưỡng vào con mà không vào mẹ.
- Chia nhỏ bữa ăn để cơ thể hấp thụ tiêu hóa tốt hơn.
- Khẩu phần ăn luôn đảm bảo 25% chất đạm và rau củ quả là 50%.
- Không ăn thức ăn nhanh.
- Uống đủ 3 lít chất lỏng mỗi ngày (sữa, nước lọc, nước trái cây…)
- Đa dạng hóa các loại thực phẩm ăn trong ngày.
- Bổ sung đủ vitamin tổng hợp cho mẹ bầu.
- Tạo thói quen ăn chậm nhai kỹ. Giúp kiềm chế ăn nhiều, tạo cảm giác ngon miệng hơn.
- Ăn giảm dần vào buổi tối và trưa. Chủ yếu ăn cơm nhà rau và canh. Ăn vừa bụng thì ngưng đừng để quá no căng.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu theo đúng nguyên tắc sẽ ảnh hưởng rất lớn cho mẹ và bé. Chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp cần đảm bảo kết hợp bổ sung vitamin và khoáng chất. Những kiến thức từ Mận-Đỏ chia sẻ giúp mẹ bầu nghĩ dinh dưỡng thai kỳ không còn là nỗi lo. Chúc mẹ bầu có một trải nghiệm thai kỳ đáng nhớ, mẹ khỏe – bé thông minh.