Bạn đã biết đeo nhẫn cưới tay nào đúng chưa? Lễ cưới vốn cần sự chuẩn bị từ nhiều điều khác nhau. Trong đó, phần không kém sự thắc mắc đó là nghi thức đeo nhẫn cưới cho nhau. Cô dâu sẽ đeo ngón nào, tay nào? Chú rể sẽ đeo nhẫn cưới tay nào là đúng nhất? 

Nhẫn cưới là minh chứng đẹp nhất cho tình yêu đôi lứa, một kỷ vật thiêng liêng và bắt buộc cho các đôi vợ chồng. Tùy theo nhiều nền văn hóa khác nhau mà việc đeo nhẫn cưới tay nào cũng có nhiều màu sắc. Hãy cùng tìm hiểu sự thú vị này từ bài viết nhà hàng Maison Mận-Đỏ nhé!

Nữ đeo nhẫn cưới tay nào?

Người Hy Lạp cổ đại tin rằng ngón áp út có tĩnh mạch nối liền nhịp đập con tim. Họ cho rằng đây là tĩnh mạch tình yêu, và cần mang nhẫn đính ước vào ngón áp út này.

Người Trung Quốc thì khác, mỗi ngón tay đều có một ý nghĩa riêng biệt. Ngón trái thể hiện cho cha mẹ, ngón trỏ là anh em, ngón giữa là bản thân, ngón áp út là nghĩa vợ chồng còn ngón út là con cái. Ngụ ý rằng cha mẹ, anh em, con cái rồi cũng sẽ rời ta mà đi. Người đi cùng ta đến suốt đoạn đường đời chỉ có duy nhất vợ/ chồng mình. Rời đi bởi lẽ là ai rồi thì cũng có một gia đình nhỏ riêng, cuộc sống riêng của mình. 

đeo nhẫn cưới tay nào
Nhẫn cưới được đeo ở tay nào?

Còn đối với phương Tây, ngón thể hiện cho tình yêu hay là vera đó chính là ngón áp út. Họ nói trên một bàn tay ngón yếu nhất là ngón áp út. Việc đeo nhẫn cưới ngón này sẽ giúp bạn có thêm sức mạnh cho hôn nhân của đời mình.

Thú vị hơn ở Ấn Độ ngoài việc đeo nhẫn ngón tay họ còn đeo nhẫn ngón chân. Nền văn hóa nơi đây mong muốn sẽ giữ lửa tình yêu và mang lại sức khỏe cho phụ nữ.

Theo quan niệm xưa truyền lại “nam tả, nữ hữu”. Nữ sẽ luôn đeo nhẫn trên bàn tay trái. Nếu độc thân nữ có thể đeo ngón trỏ hoặc ngón út sẽ ngầm thông báo về việc độc thân. 

Nữ đeo nhẫn cưới tay nào theo phong tục Việt

Phong tục Việt bao đời vẫn quan niệm ngón đeo nhẫn cưới luôn là ngón áp út. Chú rể sẽ mang nhẫn tay trái còn cô dâu sẽ mang nhẫn tay phải. Việc này xuất phát từ ý nghĩa tay trái liên kết với trái tim. Khi vợ chồng đồng lòng nhìn về một hướng sẽ tạo ra một tương lai tốt đẹp. Tuy nhiên hiện nay nhiều phụ nữ vẫn đeo nhẫn cưới tay trái sau khi cưới xong. Vì đa phần tay thuận của chúng ta là tay phải, mang nhẫn tay này dễ gây ra trầy xước, thuận tiện hơn cho hoạt động hằng ngày. 

đeo nhẫn cưới tay nào
Ở Việt Nam ta con gái đeo nhẫn cưới tay nào

Nữ đeo nhẫn cưới tay trái được không?

Tuy theo phong tục thì người vợ sẽ đeo nhẫn cưới vào ngón áp út của bàn tay phải, nhưng cho đến ngày nay những phong tục không còn mang tính bắt buộc nữa, có những trường hợp người nữ đeo nhẫn cưới ở tay trái là điều bình thường. Miễn là việc đeo nhẫn không gây khó khăn, khó chịu cho những hoạt động hằng ngày. Bởi bàn tay phải thường xuyên vận động, cầm nắm những vật nặng hơn so với bàn tay trái nhiều.

Bên cạnh đó, đeo nhẫn cưới cũng chỉ là hình thức thể hiện sự gắn kết tình cảm giữa vợ và chồng. Việc đeo nhẫn cưới ở tay nào không quan trọng bằng việc vun đắp cho tình cảm của đôi bên.

Nam đeo nhẫn cưới tay nào là chuẩn?

Truyền thống lâu đời của Việt Nam ta là “đàn ông tay trái, đàn bà tay phải”. Quy tắc nam tả nữ hữu này áp dụng nhiều trong đời sống vợ chồng. Nếu trong đám cưới, cô dâu sẽ đứng bên phải dù là bàn gia tiên hay lễ đường, còn chú rể sẽ đứng bên trái. Quy tắc này tuy đơn nhưng đủ làm các cặp đôi trông cân xứng với nhau hơn. 

Và đúng vậy, câu trả lời nam đeo nhẫn cưới tay nào thì chuẩn sẽ là tay trái. Ngón tay nam đeo nhẫn cưới cũng sẽ là ngón áp út. Có một điều khá thú vị đó chính là khi ta áp hai lòng bàn tay vào nhau. Rồi bạn thử gập ngón giữa lại và thử mở dần bàn tay ra. Các ngón khác dễ dàng tách ra thì hai ngón áp út vẫn dính nhau. Điều này tượng trưng cho một tình yêu vĩnh cửu khó mà tách rời. 

Tham khảo cách đeo nhẫn cưới 

Ông bà ta truyền lại lễ nghi về các bước trao nhẫn cưới để lễ cưới diễn ra mượt mà, trôi chảy. Ngầm mong muốn cuộc sống hôn nhân cũng sẽ êm đềm không gập ghềnh. Chú rể sẽ là người trao nhẫn cưới cho cô dâu trước. Cô dâu sẽ thẹn thùng đưa bàn tay và chú rể sẽ cầm nâng niu bàn tay ấy. Sau đó từ từ dùng tay còn lại đeo nhẫn cưới cho cô dâu của mình. Cô dâu cũng lần lượt trao nhẫn y như vậy. 

Trên thực tế, vẫn có nhiều lễ cưới theo phương Tây. Họ sẽ thoải mái làm điều mình muốn không theo những lễ nghi này nữa. Vốn dĩ không thể có một công thức chung nào áp đặt lên tình yêu được cả. Cứ đeo nhẫn ở nơi mà bạn thấy muốn là được. Cuộc sống vợ chồng không phụ thuộc giá trị khuôn mẫu ta áp đặt qua vị trí đeo nhẫn cưới.

Ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn cưới ở các quốc gia

Nhẫn cưới từ lâu là vật định hình sự bền chặt giữa hai con người với nhau thành một. Truyền thống đeo nhẫn tay phải xuất hiện từ thời La Mã cổ đại. Người La Mã tin rằng tay trái không xứng đáng và không hạnh phúc để đeo chiếc nhẫn cưới. Người Ấn cũng vậy, tay phải là bàn tay sạch sẽ, chỉ làm những điều tốt đẹp không váy bẩn. Phong tục đeo nhẫn cưới tay phải cũng ảnh hưởng qua Ấn Độ.

Ở phương Tây, Đức và Hà Lan sẽ đeo nhẫn đính hôn tay trái. Khi cưới nhau thì đeo nhẫn tay phải thể hiện sự thay đổi về tình trạng hôn nhân. Các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Brazil thì ngược lại. Nhẫn cưới đeo bên tay phải trước khi thành hôn sau đó sẽ đeo đổi qua bên tay trái. Lý giải rằng đổi tay đeo nhẫn thể hiện sự tôn trọng người phụ nữ dành cho người chồng của mình. Người Do Thái thì lại đeo cả nhẫn đính hôn và nhẫn cưới lên cùng một bàn tay. 

Thú vị mà bạn có lẽ chưa biết các quốc gia Hồi giáo đều không đeo nhẫn cưới. Hôn lễ của họ cũng không hề có nghi thức trao nhẫn cưới cho nhau. Trước chiến tranh thế giới thứ II, chỉ có phụ nữ đeo nhẫn cưới. Về sau những người lính mới bắt đầu đeo nhẫn để nhắc nhở họ vẫn có vợ con trông đợi. Từ đó người đàn ông mới đeo nhẫn cưới lên tay. 

đeo nhẫn cưới tay nào
Ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới

Ý nghĩa chiếc nhẫn cưới trong nghĩa vợ chồng truyền thống Việt Nam

Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới ngoài ý nghĩa gắn kết hai người còn tượng trưng cho thủy chung. Khi trên tay đã đeo chiếc nhẫn cưới rồi đồng nghĩa chính thức là vợ chồng. Cuộc sống cá nhân sẽ phải để qua một bên, không sống vì bản thân nữa. Mà sẽ là cuộc sống đồng hành cùng bạn đời của mình. Chính nhẫn cưới trên tay làm họ dù buồn vui, khó khăn hay hạnh phúc đều sẽ vượt qua. 

Y học cho rằng người đeo nhẫn cưới ngón áp út như là sợi dây kết nối đến trái tim. Nơi các mạch máu nhanh hơn những mạch máu khác dẫn đến trái tim. Việc đeo nhẫn cưới như là bằng chứng hôn nhân để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Sẽ tránh được những đối tượng tiếp xúc khác phái mà vô tình kéo đến. 

Còn quan điểm Phật giáo đeo nhẫn cưới để nhắc nhở nhau mỗi khi giận hờn, lớn tiếng. Khi sự sân giận nổi lên, cả hai sẽ khó lòng kiềm chế. Đôi khi sẽ dẫn đến những xung đột không đáng để có, mất đi hạnh phúc. Chính chiếc nhẫn hiện hữu làm bạn nhận ra phải nhẫn nhịn, nhẫn nại, nhường nhịn nhau. Không dễ dàng gì trao nhau một chiếc nhẫn cưới, nên đây là lời nhắc nhở trong đạo vợ chồng.

Chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới trên tay để cuộc hôn nhân viên vãn hơn. Không chỉ minh chứng bạn đã lập gia đình còn thầm nhắc nhở nghĩa vụ vợ chồng với nhau.

Đeo nhẫn cưới tay nào đã được giải đáp, giúp các cặp đôi phần nào hiểu hơn về ý nghĩa của nghi thức này. Suy cho cùng, việc đeo nhẫn cưới tay nào, có đúng hay không cũng không là cái quan trọng nhất. Việc quý giá nhất là chúng ta trao cho nhau những “cam kết” trọn đời để trân trọng nhau hơn. Giá trị cốt lõi, khi cùng nhau nhìn về một hướng đi, niềm tin đã đủ thì hãy đeo nhẫn cưới cho nhau bằng cả tấm lòng của chính mình.