Đặc sản miền Bắc

Với các món ăn đặc sản miền Bắc, bạn biết được bao nhiêu món? Bắc – Trung – Nam , mỗi miền sẽ có những nét văn hóa và ẩm thực đặc trưng khác nhau. Nền ẩm thực có vị đậm đà cay nồng là của miền Trung. Miền Nam là sự giao thoa giữa nhiều nét ẩm thực khác nhau của cả ba miền. Thì miền Bắc, các món ăn đặc trưng thể hiện sự chu đáo đầy tinh tế. Cùng thử tìm hiểu sự tính tế của các món ăn đặc sản miền Bắc nào. 

Người miền Bắc thường nấu bằng thố đất

Nếu ẩm thực miền Trung có vị đậm đà, cay cay thì miền Bắc sẽ có vị thanh đạm hơn. Cái ngọt thanh và beo béo đã thu hút nhiều khách du lịch khi đến với ẩm thực miền Bắc. Không quá cầu kỳ với nhiều hương liệu chế biến, nhưng món ăn vẫn mang sự tỉ mỉ, tinh tế. Thử xem với các món ăn đặc sản miền Bắc này, bạn có cưỡng lại được không?

Các món đặc sản nước

Ở miền bắc các món ăn dạng bún mì miến phổ biến rất nhiều. Sẽ không lắm ngạc nhiên khi mấy món ăn này nằm trong top đặc sản của vùng miền. Hãy cùng điểm tên những đặc sản này nhé.

Đặc sản Phở Hà Nội

Phở đặc sản Hà Nội

Phở được xếp vào danh sách các món ăn được yêu thích nhất thế giới. Ngày nay, sự phổ biến của phở rộng khắp cả nước, nhưng cái gốc luôn được ưa thích nhiều hơn. Cái ngon của phở là ở nồi nước dùng, cùng với chất lượng của bánh phở. Nồi nước dùng được ninh từ xương bò hoặc heo, sá sùng cùng các gia vị đặc trưng. Như quế, hồi, gừng, quả thảo, đinh hương,… tạo nên một hương vị riêng biệt. Với các bạn bè thế giới, ăn một lần là thích, ăn một lần nữa là nhớ mãi khó quên.

Đặc sản Bún chả Hà Nội

Bún chả Hà Nội

Bún chả với phở là một cặp bài trùng làm nên sự nổi tiếng về ẩm thực của thủ đô. Một phần bún chả sẽ bao gồm bún, chả thịt lợn xay nướng và ăn kèm nước mắm chua ngọt. Bún chả nó có nét tương đồng với bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam. Cái khác biệt là ở nước mắm ăn kèm, có vị thanh nhẹ hơn. 

Đặc sản Bánh đa cua Hải Phòng

Bánh đa cua Hải Phòng

Nhắc đến ẩm thực xứ sở “hoa phượng đỏ” là thì ai cũng nghĩ đến món bánh đa cua. Để có món bánh đa cua ngon, ngọt thì việc nấu nước dùng là rất quan trọng. Nước dùng của bánh đa cua sẽ được nấu từ thịt cua đồng, đặc biệt là cua cái. Chọn bánh đa cũng không kém cạnh quan trọng. Bánh đa thường dùng là bánh đa đỏ, có độ dai để khi sơ chế bánh đa không bị bở. Bánh đa cua mang đậm “hương vị quê hương” của Hải Phòng. Với những bí quyết đặc trưng đó đã làm nên món bánh đa cua mềm dai, ngọt thanh. 

Các món đặc sản khô miền Bắc

Ngoài những món ăn dạng nước ra thì miền Bắc còn có những đặc sản khô không kém cạnh. Những món ăn này thường phổ biến ở các tỉnh thành lân cận Thủ đô.

Đặc sản Thịt lợn muối chua Hòa Bình

Thịt muối chua đặc sản Hòa Bình

Bởi cách chế biến độc đáo và lạ miệng, thịt lợn muối chua rất được lòng các du khách. Thịt lợn được tẩm ướp đều cùng với men lá và gạo rang giã nhuyễn, đặt trên lá chuối rừng. Cứ một lớp thịt lợn sẽ có một lớp gạo và muối rang, như vậy cho đến khi đầy hũ. Đậy thật chặt và kín bằng lá chuối rừng sau đó để nó gần bếp củi hoặc gác bếp. Sau thời gian nhất định, đã có một hũ thịt lợn muối chua thơm ngon hương vị núi rừng.

Đặc sản Chả cá Lã Vọng

Chả cá lã vọng

Với bí quyết gia truyền của nhà họ Đoàn mà món ăn trở nên nổi tiếng. Cá Lăng được lóc sạch xương, tẩm ướp với gia vị bí truyền và được nướng sơ trên than. Sau khi nướng, cá được đem chiên thêm lần nữa tạo độ giòn, béo cho miếng chả cá. Ngoài cá Lăng, chả cá Lã Vọng có thể sử dụng cá nheo, cá quả, nhưng không bằng cá Lăng. 

Đặc sản Cá kho làng Vũ Đại

Cá kho làng vũ đại

Cá kho ở đâu cũng sẽ có, và rất phổ biến với nhiều cách thức chế biến khác nhau. Nhưng với cá kho làng Vũ Đại thơm ngon đặc biệt mà ai cũng muốn một lần thưởng thức. Cá kho thường chỉ nấu trong khoảng 20 – 30 phút, nhưng cá kho làng Vũ Đại là 16 – 24 tiếng. Cá kho là từ cá trắm đen, ướp tẩm theo bí quyết cổ truyền của người dân làng Vũ Đại. Kho cá bằng nồi đất và nấu dưới củi khô trong khoảng vài chục tiếng đồng hồ. Kho lâu như vậy, xương thì đã khá nhừ nhưng thịt cá vẫn còn chắc, và mùi thơm khó cưỡng. 

Món ăn đặc sản truyền thống miền Bắc

Vào dịp lễ tết, gia đình muốn quây quần cùng nhau thưởng thức các món ăn đặc sản truyền thống. Dưới đây là một số món ăn truyền thống điển hình trong các dịp lễ tết của người miền Bắc. 

Đặc sản Bánh chưng miền Bắc

Bánh chưng miền Bắc

Bánh chưng – một biểu tượng ẩm thực truyền thống vào ngày tết của người Việt nói chung. Những chiếc bánh chưng được gói vuông vức tỉ mĩ tượng trưng cho biểu tượng của đất trời. Được người miền Bắc thờ cúng tổ tiên vào ngày lễ tết. 

Đặc sản Giò lụa, giò thủ Miền Bắc

Giò lụa miền Bắc

Là món ăn có vị trí quan trọng trong các mâm cúng của người dân miền Bắc. Bởi vì người miền Bắc rất thích ăn giò lụa và phương pháp chế biến đơn giản. Có thể ăn cùng cơm hoặc làm món ăn chơi nhâm nhi cùng gia đình hay các ông bạn nhậu. Giò lụa xuất hiện trong bữa ăn cùng với ý nghĩa: “Trong ấm ngoài êm, phú lộc đầy nhà”. 

Đặc sản Thịt đông miền Bắc

Thịt đông miền Bắc

Với ý nghĩa dân gian: “Trong trẻo vạn niêm, tình duyên tốt đẹp”. Thịt đông sẽ là món không thể thiếu trong các mâm cơm ngày xuân của người miền Bắc. Bên ngoài thịt đông đặc trông như viên thạch lớn, thể hiện sự an lành, trong trẻo của năm mới. Và sự hòa nguyện của các nguyên liệu bên trong, như lời chúc tốt lành cho những cặp đang yêu. 

Sự tinh tế – hương vị thanh đậm của các món ăn đặc sản miền Bắc rất thu hút du khách. Từ món truyền thống đến đặc sản địa phương, không thực khách nào đã từng ghé đến mà có thể quên. Ẩm thực Việt Nam ngày càng được mở rộng, chào đón sự thích thú từ các bạn bè thế giới.