Bò nhúng giấm, mới nghe cái tên đã biết thành phần chính gồm bò và giấm. Nhưng bên cạnh đó còn có bò nhúng giấm cách tân như: Bò nhúng giấm, bò nhúng mẻ, bò nhúng nước cốt dừa… Tùy vào sở thích chua, cay hay ngọt của mỗi người mà chúng ta chọn những loại cách tân của bò nhúng giấm ưa thích.

Cách làm bò nhúng giấm ăn

Đầu tiên chúng ta cùng đến với nguyên liệu (Nguyên liệu cho 3 đến 4 người ăn)

  • Bò: 500 gram
  • Giấm: 1 chai
  • Hành tây: 1 củ
  • Thơm: 1/2 trái
  • Củ sả: 2 củ
  • Bún tươi: 500 gram
  • Bánh tráng: 1 bịch
  • Khế chua: 1 trái
  • Chuối chát: 1 trái
  • Rau thơm các loại: 200 gram
  • Nước mắm mặn/mắm nêm: 50 ml
  • Ớt: 4 trái
  • Chanh: 1 trái
  • Tỏi: 2 tép
  • Gia vị: Muối, đường, bột ngọt, hạt nêm

Lưu ý:
+ Bò: Sử dụng bắp bò hoặc thăn bò tùy thích
+ Giấm: Bất kì loại giấm nào (nếu muốn giảm cân thì giấm táo là 1 lựa chọn)
+ Nước chấm: Có thể thay mắm mặn bằng mắm nêm hoặc mắm chua ngọt tùy thích
+ Ớt: Dùng ớt xay và ớt trái đều được

Tiếp theo là cách sơ chế

  • Bò: Thái thành lát mỏng vừa ăn
  • Hành tây: Thái thành lát mỏng theo hình tròn của củ hoặc hình dài
  • Thơm: Thái ½ trái thơm ra thành ¼ theo chiều dài quả thơm, rồi cắt lát như nấu canh chua
  • Củ sả: Cắt thành 3 đến 4 khúc
  • Khế chua: Gọt gân trên của khế, rồi thái lát mỏng dài
  • Chuối chát: gọt vỏ, rồi thái lát mỏng theo chiều dài (ngâm nước muối hoặc nước giấm/chanh để mủ ra không bị đen)
  • Ớt trái: Thái lát nhỏ (ớt xay thì không cần thái nữa rồi)
  • Tỏi: Băm nhuyễn

Cùng nấu thôi nào (Sau khi sơ chế thì nấu rất nhanh nhé)

  • Bước 1: Cho 1 lít nước vào nồi + 1 chén giấm + sả + tỏi + thơm, đun sôi (chừa 1 ít tỏi băm nếu bạn dùng nước chấm là mắm nêm hoặc mắm chua ngọt)
  • Bước 2: Cho vào nồi nước đang đun khoảng 1 muỗng cơm đường, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột ngọt, ½ thìa cà phê muối và kết thúc bằng ½ thìa nước mắn mặn để vị ngọt nước được thanh hơn
    (Đây là công thức tương đối nên bạn sẽ nêm lại cho đúng vị mình thích nhé. Nếu thiếu vị chua có thể thêm giấm, thiếu vị ngọt thêm đường, gia vị không hòa vào nhau hay bị gắt thì thêm 1 ít bột ngọt. Bạn nào muốn có vị cay thì có thể thêm 3 đến 5 lát ớt hoặc ½ thìa cà phê ớt xay vào nồi)
  • Bước 3: Dưới đây là 3 cách pha nước chấm cho bò nhúng giấm.
    – Nếu thích mắn nêm bạn có thể tự pha mắm nêm bằng cách cho 1 ít đường, bột ngọt, ớt và tỏi
    – Nếu thích mắm mặn bạn có thể tự pha bằng cách cho thêm vài lát ớt vào mắm
    – Nếu thích mắm chua ngọt bạn có thể tự pha bằng cách cho thêm 1 ít đường, bột ngọt, tỏi băm và nước cốt chanh
    (Bạn có thể chọn 1 trong 3 hoặc cả 3 tùy sở thích của bạn và gia đình/khách mời. Một gợi ý cho bạn là: Nếu khách của bạn đa số là người miền Bắc bạn nên chọn mắm mặn, miền Nam nên chọn mắm chua ngọt và miền trung nên chọn mắm nêm. Như vậy sẽ hợp khẩu vị của mỗi người hơn đấy)
  • Bước 4: Thịt bò và hành tây xếp lên đĩa. Kế tiếp là xếp các loại rau, bún và bánh tráng lên đĩa. Thêm 1 bếp cồn ở giữa để đun nồi nước dùng luôn nóng để nhúng bò và hành tây.
Bò nhúng giấm

Bò nhúng giấm nước dừa

Nguyên liệu, cách sơ chế và cách nấu giống như bò nhúng giấm ăn. Điểm khác biệt là thay nước bình thường thành nước dừa (chúng ta cần từ 2 đến 3 quả dừa) và không cần nêm đường và bột ngọt.
Ưu điểm so với bò nhúng giấm ăn: Tạo được vị ngọt tự nhiên từ nước dừa.

Bò nhúng mẻ

Nguyên liệu, cách sơ chế và cách nấu giống như bò nhúng giấm ăn. Điểm khác biệt là thay giấm ăn thành mẻ.

Bò cuộn lá lốt

Chúc các bạn nấu ăn thành công! Các bạn có thể ghé thăm Nhà hàng Maison Mận Đỏ để thưởng thức món bắp bò hoa nhúng giấm và nhiều món ăn khác từ bò như Steak, Bò Lúc Lắc, Bò Xào.