Các mốc phát triển chiều cao của trẻ là những giai đoạn quan trọng mà bố mẹ phải chú ý. Chúng như là một biểu đồ của sự phát triển toàn diện về chiều cao và cân nặng của trẻ. Ở những độ tuổi khác nhau thì sự tăng trưởng và phát triển của trẻ cũng có sự thay đổi. Cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về các mốc phát triển chiều cao của trẻ.
Các mốc phát triển chiều cao của trẻ
Chiều cao ở trẻ không phải lúc nào cũng tăng mãi mà có sự thay đổi tùy theo độ tuổi. Ở giai đoạn thích hợp chiều cao sẽ tăng nhanh, có khi sẽ chậm lại và có thể kết thúc. Do vậy, các bố mẹ cần phải chú ý đến những giai đoạn “vàng” trong sự tăng trưởng của trẻ. Trong sự phát triển của trẻ, có ba cột mốc quan trọng giúp tăng chiều cao vượt bậc ở trẻ.
Sự tăng trưởng chiều dài trong bụng mẹ
Đây là cột mốc đầu tiên của sự phát triển chung của bé cũng như sự tăng trưởng chiều cao. Giai đoạn này, sự phát triển khỏe mạnh phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Cả về cân nặng và chiều dài của thai nhi trong suốt quá trình dưỡng thai của mẹ và bé. Thường vào tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của trẻ bắt đầu hình thành và phát triển. Vì thế, trong giai đoạn này trẻ phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt canxi. Để giúp sức khỏe xương của trẻ được khỏe mạnh và phát triển hơn. Muốn con khỏe, thì mẹ cũng phải khỏe và cần phải được bổ sung đủ nguồn dinh dưỡng. Luôn xây dựng các chế độ dinh dưỡng cân bằng, giữ tinh thần tốt và nghỉ ngơi hợp lý.
Sự phát triển trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 3 tuổi
Là cột mốc thứ 2 trong đường đua phát triển chiều cao của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ em được chăm sóc tốt và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chiều cao của trẻ có thể tăng khoảng 25cm trong năm đầu tiên và là 10cm trong năm tiếp theo. Vì thế, khi chỉ 1 tuổi trẻ đã có thể đạt chiều cao trung bình khoảng 74 – 75cm. Và thông thường chiều cao của bé trai sẽ cao hơn bé gái khoảng 1,5cm.
Sự đầu tư về nguồn dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này rất quan trọng.
Để con có một chiều cao lý tưởng, bố mẹ cần chăm sóc sức khỏe của trẻ đúng cách. Bởi chiều cao của trẻ trong cột mốc này sẽ bằng ½ chiều cao lúc trẻ trưởng thành. Tức là, khi trẻ 3 tuổi chiều cao đạt 85-90cm thì lúc trưởng thành chiều cao sẽ là 170-180cm.
Tuy nhiên, giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi này, trẻ em như những “thượng khách” khó tính. Cơ thể của trẻ khá nhạy cảm và dễ mắc bệnh về hô hấp và tiêu hóa. Bởi hệ miễn dịch chủ động của trẻ chưa được hoàn chỉnh và khỏe mạnh. Cơ thể của trẻ chưa có đủ các yếu tố đề kháng để chống lại các tác động bên ngoài. Từ các nhóm vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến các ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Do đó, trẻ rất dễ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì thế, để trẻ phát triển khỏe mạnh bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Vừa giúp trẻ có sức đề kháng tốt, vừa giúp chiều cao của trẻ tăng trưởng tốt.
Sự bứt phá tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì
Giai đoạn này vừa là cơ hội “vàng”, vừa là cơ hội cuối cùng để chiều cao của trẻ tăng. Nhưng bố mẹ lại ít quan tâm đến trẻ hơn vì cho rằng trẻ đã lớn, có thể tự lo. Thực chất, trẻ vẫn rất cần sự quan tâm về cách điều chỉnh phù hợp về chế độ dinh dưỡng.
Tuổi dậy thì ở bé trai và bé gái cũng khác nhau. Với bé trai sẽ là từ 12 -18 tuổi, còn bé gái là từ 10-16 tuổi. Và chiều cao của hai bé trong giai đoạn này cũng tăng trưởng khác nhau. Tăng thêm 8cm/năm đối với bé gái và 10cm/nam đối với bé trai. Sau khi dậy thì, chiều cao sẽ “đình công” tăng trưởng, hoặc có tăng trưởng thì chỉ là 1-2cm/năm. Nếu bạn có chế độ luyện tập thể thao và dinh dưỡng tốt.
Để có một chiều cao lý tưởng trước khi bước vào tuổi trưởng thành. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý với đủ chất như canxi, vitamin D, photpho, sắt, DHA,… Cần có chế độ rèn luyện thể thao với các bài tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao. Rèn luyện thể dục, thể thao chiếm khoảng 20% sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Dựa vào năng lực và sở thích của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tham gia các môn thể thao. Như bơi lội, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, đạp xe hoặc nhảy dây,… Và giấc ngủ cũng không kém cạnh quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Trong giấc ngủ, hormone tăng trưởng chiều cao sẽ hoạt động tốt nhất trong khoảng từ 21- 3 giờ sáng.
Mốc phát triển chiều cao giai đoạn cuối ngưng phát triển
Đến thời kỳ nhất định thì chiều cao có xu hướng ổn định và ngừng tăng trưởng. Vậy những dấu hiệu nào giúp ta biết chiều cao ngừng phát triển?
- Đầu tiên, dấu hiệu rõ ràng nhất là chiều cao tăng rất chậm hoặc không tăng trong 1-2 năm. Bạn nên theo dõi tình trạng sức khỏe và chiều cao thường xuyên. Nếu đã tối ưu chế độ ăn uống mà chiều cao không thay đổi trong 1-2 năm. Có lẽ chiều cao của bạn đã bước vào giai đoạn ngừng phát triển.
- Dấu hiệu tiếp theo để nhận biết là size giày của bạn không có xu hướng thay đổi. Sự tăng trưởng của kích cỡ bàn chân tỉ lệ thuận với sự tăng chiều dài của xương. Nếu size giày của bạn không thay đổi theo thời gian, đồng nghĩa xương của bạn đã ngừng phát triển. Lúc đó, chiều cao của bạn cũng bắt đầu ngưng tăng trưởng thêm.
- Dấu hiệu cuối cùng là sự ổn định về các đặc điểm sinh lý ở bé trai lẫn bé gái. Trong giai đoạn dậy thì, các yếu tố về mặt sinh lý của trẻ cũng bắt đầu phát triển nhanh. Nội tiết tố trong cơ thể tăng vọt làm cơ thể có sự thay đổi về sinh lý của trẻ. Như rối loạn kinh nguyệt, da mặt xuất hiện nhiều mụn hơn,… Nhưng khi các hiện tượng đó dần biến mất, sinh lý cơ thể ổn định. Là lúc chiều cao của bạn có dấu hiệu ngừng phát triển.
Nhớ chú ý hơn về các mốc phát triển chiều cao của trẻ, để trẻ có chiều cao lý tưởng. Từ đó, thiết kế cho trẻ một lộ trình phát triển toàn diện cả chiều cao lẫn cân nặng.