Bà bầu uống nước mía không những giúp giải quyết cơn thèm ngọt mà còn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cái gì nhiều quá cũng không tốt, mẹ bầu chỉ nên uống nước mía ở lượng vừa phải. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của nước mía ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và đặc biệt là công dụng của nó với mẹ bầu.

Giá trị dinh dưỡng có trong nước mía liệu có được như các chị em đồn thổi? Và bà bầu uống nhiều nước mía có thật sự tốt cho thai nhi không? Cùng xem câu trả lời bên dưới nhé!

bà bầu uống nước mía có tốt không
Cùng tìm hiểu xem bà bầu uống nước mía có tốt không nhé!

Giá trị dinh dưỡng của nước mía

Nước mía được đồn thổi với các công dụng quen thuộc như:

  • Tăng cường chức năng cho gan
  • Giảm nhẹ bệnh tiểu đường
  • Cải thiện các vấn đề về răng miệng

Vậy trong nước mía có gì mà lại đem đến những công dụng lưu truyền như trên? Theo các chuyên gia trong 240ml nước mía có chứa 250 calo và 30 mg đường tự nhiên. Không những vậy nước mía còn có natri, kali, magie, canxi và sắt. Đặc biệt nước mía hoàn toàn không chứa chất béo hay cholesterol có hại cho sức khỏe. Chính những thành phần có trong nước mía giúp cung cấp khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Ngoài ra trong nước mía rất dồi dào các loại vitamin tốt cho sức khỏe như:

  • Vitamin A
  • Vitamin C
  • Các vitamin nhóm B: B1, B2, B3, B5, B6

Những vitamin có trong nước mía này giúp da, mắt và hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh. Ngoài ra trong nước mía còn có lượng chất xơ hòa tan, chất chống oxy hóa và phytonutrients dồi dào. Những thành phần có trong nước mía biến nó thành loại thức uống vừa ngon vừa bổ dưỡng. Một mẹo để bạn có một ly nước mía thơm ngon hơn đó là cho thêm tắc khi uống. Ngoài ra bạn có thể chế biến nước mía thành các loại kẹo để sử dụng khi cần.

bà bầu uống nước mía có tốt không
Nước mía có rất nhiều vitamin

Công dụng của nước mía với sức khỏe

Với những thành phần đa dạng và dinh dưỡng có trong nước mía, nó có các công dụng sau:

  • Nước mía cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể. Nguyên nhân là do lượng đường tự nhiên có trong nước mía nhiều. Nó giúp cơ thể nạp đường nhanh, đồng thời cũng tiếp thêm năng lượng cho cơ thể khi đuối sức.
  • Nước mía giúp tăng cường chức năng gan. Cụ thể là nước mía giúp cải thiện tình trạng vàng da do gan suy yếu, ống mật bị tắc. Glucose trong nước mía giúp tình trạng sức khỏe cải thiện nhanh hơn. Không những vậy, nước mía có tính kiềm còn giúp cân bằng điện giải, tránh gan bị quá tải.
  • Nước mía giúp ngừa ung thư. Nguyên nhân là do trong mía có flavonoid giúp ngăn chặn tế bào ung thư. Đặc biệt là ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt và vú.
  • Nước mía giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là kali trong mía giúp cân bằng pH trong dạ dày và hỗ trợ tiết dịch tiêu hóa. Ngoài ra nước mía còn giảm tình trạng nhiễm trùng dạ dày.
  • Nước mía hỗ trợ xương và răng. Nguyên nhân là do lượng canxi trong mía giúp bạn có hàm răng và xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra nước mía còn giúp cải thiện tình trạng sâu răng và hơi thở có mùi.
  • Nước mía giúp bảo vệ sức khỏe của thận. Nguyên nhân là do nước mía không chứa cholesterol và ít natri nên sức khỏe thận được đảm bảo.
  • Nước mía giúp cải thiện tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường tự nhiên trong mía có chỉ số đường huyết thấp. Từ đó giúp ngăn chặn đường huyết tăng đột biến.
bà bầu uống nước mía có tốt không
Nước mía có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

Công dụng của nước mía với sức khỏe mẹ bầu

Công dụng của nước mía với sức khỏe của người bình thường là cực tốt. Sau đây chúng ta chùng tìm hiểu về công dụng của nó với sức khỏe mẹ bầu để biết mẹ bầu có nên uống nước mía hay không.

Công dụng của nước mía với mẹ bầu:

  • Cải thiện hệ thống miễn dịch cho mẹ bầu. Nguyên nhân là nhờ chất chống oxy hóa trong nước mía giúp hàng rào bảo vệ khỏe mạnh. Nhờ có hệ miễn dịch khỏe mạnh mà cơ thể mẹ tránh được bệnh cảm cúm và nhiễm trùng. Điều này không những tốt cho mẹ mà còn giúp bé được khỏe mạnh.
  • Giảm cảm giác ốm nghén cho mẹ khi mang thai con. Khi mẹ bầu có cảm giác buồn nôn và khó chịu, hãy uống nước mía với một ít gừng. Cách này sẽ giúp mẹ cải thiện được cơn buồn nôn của mình.
  • Chống bệnh nhiễm trùng đường tiểu cho mẹ bầu. Tình trạng nhiễm trùng này khá phổ biến trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên các chất chống oxy hóa trong nước mía sẽ giúp cơ thể mẹ tránh được nhiễm trùng.
  • Tăng cường sức khỏe cho thai nhi. Nhờ việc giàu chất dinh dưỡng, nước mía giúp con bổ sung được một số dưỡng chất thiết yếu. Bên cạnh đó axit folic sẽ giúp ngừa dị tật bẩm sinh, nhất là dị tật nứt đốt sống.
  • Giảm tình trạng mụn trứng cá ở mẹ. Khi mang thai, nồng độ nội tiết tố estrogen cao làm tình trạng da mụn xấu đi. Nhiệm vụ của axit glycolic trong nước mía là cải thiện làn da, giảm mụn trứng cá. Ngoài ra các dưỡng chất khác trong nước mía còn giúp mẹ bầu cải thiện bệnh táo bón.

Bà bầu uống nhiều nước mía liệu có tốt không?

Nước mía có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe bà bầu và người thường. Vì vậy mẹ bầu nên uống nước mía để bổ sung thêm dinh dưỡng cũng như giải quyết cơn thèm ngọt của mình. Nhưng cũng cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu:

  • Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên uống ít hơn 400 ml nước mía, không nên uống nhiều hơn. Lượng đường lớn trong nước mía nếu uống quá nhiều sẽ không tốt. Bên cạnh đó mẹ bầu nên bổ sung thêm các dưỡng chất khác, không lạm dụng nước mía.
  • Khi chế biến hay ép nước mía cần đảm bảo an toàn để tránh bị tiêu chảy. Nguyên nhân của việc này là do mía là môi trường phù hợp cho sinh vật có hại phát triển. Vì vậy cần phải bảo quản và vệ sinh mía sạch khi sử dụng.
  • Sau khi ép nước mía, mẹ bầu nên uống ngay và không nên để lâu quá 15 phút. Như vậy sẽ đảm bảo được nước mía tươi ngon, tránh được sự hư hỏng do nhiệt độ, sinh vật.
  • Mẹ bầu không nên uống nước mía vào lúc sáng sớm và tối muộn. Những thời điểm này sẽ khiến mẹ cảm thấy nôn nao, khó chịu.
  • Những mẹ bầu có bệnh tiểu đường, béo phì hoặc tăng cân nhanh không nên uống nước mía. Lượng đường trong mía có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
  • Nếu mẹ bầu dùng nước mía và gừng để giảm nghén thì nên uống lượng nhỏ. Hoặc mẹ bầu có thể chia ra mỗi lần uống một ít, tránh uống dồn dập sẽ không hiệu quả.
bà bầu uống nước mía có tốt không
Mẹ bầu uống nước mía nhiều có tốt không?

Uống nước mía thai nhi có tăng cân không?

Khi mẹ bầu uống nước mía có khả năng giúp thai nhi tăng cân. Tuy nhiên mẹ bầu cần uống đúng liều lượng và thời điểm thì mới đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đâu là cách uống nước mía để giúp thai nhi tăng cân và đảm bảo sức khỏe:

  • Thời điểm ba tháng đầu thai kỳ: Mẹ bầu nên uống khoảng 150 ml nước mía mỗi ngày. Ba tháng đầu là thời gian ốm nghén, vì vậy mẹ nên pha thêm vài lát gừng lúc uống để dễ chịu hơn. Lưu ý là chỉ uống từng ngụm nhỏ thôi nhé!
  • Thời điểm ba tháng giữa thai kỳ: Vào thời điểm này mẹ bầu nên hạn chế uống nước mía. Vì lượng đường cao trong nước mía sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong thời gian này. Bác sĩ khuyến cáo các mẹ nên uống khoảng ba lần trong tuần vào thời điểm ba tháng giữa.
  • Thời điểm ba tháng cuối thai kỳ: Đây là thời điểm bé tăng cân nhanh chóng. Mẹ bầu có thể uống 200 ml mỗi lần và ba lần trong tuần. Bên cạnh đó mẹ bầu nên bổ sung nhiều dinh dưỡng từ các thực phẩm khác.
bà bầu uống nước mía có tốt không
Chia sẻ kinh nghiệm uống nước mía cho mẹ bầu

Bà bầu uống nước mía sẽ tốt cho sức khỏe nếu uống có khoa học, không quá liều lượng. Vì vậy mẹ bầu nên chú ý an toàn khi uống nước mía để đạt hiệu quả như mong muốn. Mận-Đỏ hy vọng bài viết này sẽ có ích cho mẹ bầu và gia đình nhé!