Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ lâu đời. Vì vậy các nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam luôn đi liền với cây lúa. Hầu như những món ăn đặc trưng và nổi tiếng của Việt Nam đều có nguyên liệu làm từ cây lúa.
Ẩm thực Việt không chỉ đa dạng từ cách chế biến mà còn bởi nguyên liệu, cách trình bày. Để khám phá ẩm thực Việt, chúng ta nên đi từ nguồn gốc của cây lúa.
Ẩm thực Việt gắn liền với cây lúa
Từ thời vua Hùng, con dân nước Văn Lang đã biết sử dụng gạo nếp để gói bánh chưng. Bạn còn nhớ đoạn ông tiên báo mộng cho Lang Liêu không. Hãy chọn những hạt gạo thơm nhất, dẻo nhất, ngon nhất để làm bánh. Như vậy từ thời sơ khai người Việt Nam đã biết trồng cây lúa và biết phân biệt gạo thường với gạo nếp.
Đất nước ta nằm gần đường xích đạo, có khí hậu nhiệt đới. Ngoài ra địa lý Việt Nam còn được chia ra bởi nhiều kênh rạch sông ngòi, tạo điều kiện cho việc tưới tiêu phát triển nông nghiệp. Vì vậy trồng lúa nước được bà con nhân dân lựa chọn đẩy mạnh. Dù dải đất chữ S có dài và cong nhưng cây lúa vẫn là cây tạo ra lương thực chính cho 3 miền đất nước.
Vì là đất nước có lịch sử phát triển lúa nước lâu đời. Ẩm thực Việt luôn gắn liền với cây lúa. Lúa được chế biến thành cơm, bún, bánh tráng… phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của người dân. Vì vậy các món ăn của người việt được chia ra thành các dạng chế biến theo nguyên liệu như: Món ăn với cơm, các món bún nước, các món cuốn. Những món ăn này đều sử dụng nguyên liệu từ cây lúa. Vì vậy nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam luôn gắn liền với cây lúa nước.
Nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam là mâm cơm
Riêng về cơm, Việt Nam có vô số các món ăn kèm. Vì là một nước phát triển nông nghiệp, người Việt sử dụng nhiều rau trong chế biến món ăn. Các loại rau được chia theo mùa, rau mùa nóng và rau mùa lạnh… Để ăn với cơm, người Việt thường chế biến rau xào hoặc rau luộc. Thay đổi gia vị sẽ chế biến ra được các món rau có hương vị đặc trưng.
Người Việt chế biến món ăn bằng cách kho, xào, luộc, hấp, chiên. Các nguyên liệu thường được sử dụng trong bữa cơm gia đình của người Việt là gà, vịt, heo, cá, tôm, cua…
Các món bún nước một nét đặc trưng của ẩm thực Việt
Sản phẩm nổi bật mà người Việt Nam luôn tự hào là món bún nước. Nếu nước Ý có mì ý lừng danh thì Việt Nam có Phở, bún bò, bánh canh, hủ tiếu… Những món ăn ngon nổi tiếng 3 miền, được bạn bè quốc tế khen ngợi.
Các món bún Việt Nam có đặc điểm chung là được làm từ gạo, chế biến thành dạng sợi như bún, phở, bánh phở… Tuy các món ăn bún nước của 3 miền có hương vị khác nhau. Nhưng ta có thể quy chung cách chế biến tương tự. Bạn sẽ có bánh (bún, sợi phở, sợi hủ tiếu…) Nước lèo được hầm từ xương và cho các gia vị nêm nếm vừa ăn. Đạm, chủ yếu là từ bò, heo, gà, vịt. Các món dạng bún nước của Việt Nam thường được ăn kèm với rau thơm, xà lách, giá, hẹ. Người Việt kết hợp các nguyên liệu đơn giản nhưng lại rất ăn ý.
Các món cuốn
Món cuốn là dạng món ăn độc nhất của người Việt Nam. Với sự kết hợp nguyên liệu hài hòa, đơn giản và cách ăn độc đáo. Nói đến món cuốn bạn sẽ nghĩ đến ngay gỏi cuốn, bánh tráng cuốn thịt heo, hay phở cuốn. Đặc thù riêng của món dạng cuốn mà cả ba miền đều có là cần một lớp vỏ làm bằng gạo để cuốn. Phổ biến nhất là bánh tráng phơi sương, bánh cuốn nóng, bánh phở. Các món ăn dạng cuốn là một nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam.
Nguyên liệu chung của món cuốn là: rau ăn sống, rau thơm, bún, thịt heo, bò hoặc cá, tôm. Các món cuốn ăn liền như phở cuốn, gỏi cuốn, bánh tráng cuốn thịt… Ngoài ra các món cuốn còn có ở dạng chiên như: chả giò, nem cua bể, ram…
Đa dạng nước chấm
Việt Nam có thể xem là thiên đường nước chấm với nhiều loại nước chấm từ nguyên liệu tới cách pha chế khác nhau. Bạn đã bao giờ đi ăn tiệc ở Việt Nam, bạn sẽ thấy trên bàn bày rất nhiều loại nước chấm. Hầu như mỗi một món ăn đều có một loại nước chấm đi kèm. Và ngay cả trái cây cũng có đồ để chấm riêng. Việt Nam chủ yếu làm nước chấm từ nước mắm, là một loại nước chấm làm từ cá và muối. Mỗi loại cá sẽ cho ra một loại nước mắm có hương vị khác nhau. Và điều đặc biệt hơn là ở công thức pha chế. Đều là nước mắm, nhưng với tài năng của người Việt, họ đã tạo ra nhiều loại nước chấm có hương vị tuyệt vời.
Ngoài nước mắm thì mắm cái cũng là một loại sốt chấm đặc biệt. Mắm ở miền tây phổ biến là mắm cá, có rất nhiều cơ sở lớn nhỏ sản xuất mắm cá. Mắm tôm là loại mắm được sử dụng nhiều ở miền trung, có vị mặn và có mùi hương đặc trưng. Nếu bạn không quen sẽ không thể nào ăn được mắm của Việt Nam đâu nhé. Mắm ruốc phổ biến nhiều ở các tỉnh miền bắc, với các món nổi tiếng như bún đậu mắm tôm, cà pháo mắm tôm. Mắm không chỉ dùng để chấm mà còn được sử dụng làm gia vị nêm nấu.
Nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam đôi ba đoạn văn không thể nói hết. Trên đây là một góc nhìn nhỏ về ẩm thực Việt được soạn bởi nhà hàng Maison Mận-Đỏ.