Ăn hến có tốt không? Hến là sản vật dân dã được biết đến làm ra nhiều món đặc sản quê bình dị. Ngoài việc làm ra món ăn đậm đà hương vị thì ăn hến có tốt không, có tác dụng gì? Để hiểu kỹ hơn mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây. Cùng nhà hàng Maison Mận-Đỏ tìm hiểu “ăn hến có tốt không” giúp bạn sử dụng hến tốt nhất nhé!
Đặc điểm của hến
Hến là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, bộ Veneroida, vỏ cứng sống ở cửa sông hay vùng nước ngọt. Hình dáng chỉ nhỏ bằng ngón tay út, có vỏ hình bầu dục hay tam giác. Một số vỏ hến có hình gần tròn, phồng to, dày và nhô cao ở phần đỉnh. Vỏ ngoài hến có màu sắc thay đổi khác nhau tùy vào điều kiện nơi chúng sinh sống. Khi xuống nước sống thì màu sậm khi lên cồn thì màu trở nên xanh óng ánh như thép.
Hến ở rạch có màu sáng hơn. Hến có vỏ mỏng, phần ruột bên trong trắng và mập thịt. Ở Việt Nam, hến sống chủ yếu ở rạch, sông và cồn. Hến có quanh năm nhưng rộ mùa thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch.
Thịt hến bao nhiêu calo?
The các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100gr thịt hến chứa khoảng 45 calo, không nhiều hơn các loại thực phẩm khác là bao. Hàm lượng calo này phù hợp để mọi người bổ sung ngay vào chế độ dinh dưỡng của mình.
Giá trị dinh dưỡng của hến gồm 88.6g nước, 0.7g chất béo, 5.1g chất bột, 0.4g chất đạm…Trong 100gr hến chứa đến 12.77g protein, đủ đáp ứng 20% nhu cầu protein hàng ngày cơ thể người. Thịt hến còn chứa chất quan trọng như DHA, EPA, lysine, tryptophan, histidine các sterol và nhiều khoáng chất khác.
Ăn hến có tác dụng gì?
Ăn hến có tốt không? Trong đông y, thịt hến vị mặn ngọt, tính hàn không độc tính, giúp chữa nhiều bệnh. Theo dân gian ăn hến mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, còn chữa được một số bệnh. Dưới đây là một số tác dụng của việc ăn hến đối với sức khỏe:
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ăn 100gr hến mỗi ngày cung cấp lượng protein cao, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể.
- Thúc đẩy chức năng tăng cường tế bào, duy trì sức khỏe tế bào.
- Hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu đường. Hến chứa nhiều dưỡng chất tốt nhưng ít chất bột. Giúp hạn chế gia tăng lượng đường trong máu sau mỗi bữa ăn.
- Tốt cho người bướu cổ. Trong hến có hàm lượng i-ốt cao gấp 200 lần so với trứng và thịt. Ăn hến giúp ngăn ngừa phát triển cũng như biến chứng của bướu cổ.
- Tốt cho người bệnh tim mạch. Hến chứa nhiều axit béo omega-3 giúp giảm lượng triglyceride, làm chậm xơ vữa động mạch, giảm chứng đột quỵ.
- Hỗ trợ tốt cho người bị thiếu máu. Vitamin B12 trong hến điều chỉnh quá trình tái tạo tế bào hồng cầu mới cho cơ thể.
- Mát gan, lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc.
- Tốt cho xương, giúp xương chắc khỏe, ngừa đau khớp và cơ. Hàm lượng đồng trong hến có khả năng chống viêm, giảm đau và điều trị viêm khớp.
- Duy trì năng lượng cơ thể, tốt cho não bộ.
- Hỗ trợ miễn dịch và tăng cường sinh lực cho phái mạnh, nâng cao tinh dịch.
Ăn hến có mập không?
Lượng calo thấp thì giảm cân ăn hến có tốt không, có gây mập không? Câu trả lời là ăn hến hoàn toàn phù hợp cho giảm cân hiệu quả và tốt cho sức khỏe. Chỉ cần điều chỉnh các món ăn khác sao cho lượng calo trong ngày không quá 2000 calo là được. Hàm lượng calo nhỏ bé trong hến giúp ta ăn được nhiều mà không lo tăng cân. Chất sắt và selenium trong hến hỗ trợ quá trình đốt cháy chất béo, năng lượng hiệu quả. Chưa kể thịt hến chứa ít cholesterol và chất béo. Đây là hai hợp chất tác động chính lên việc tăng cân của cơ thể. Tóm lại, chỉ cần ăn hến một cách khoa học sẽ rất tốt cho kế hoạch giảm cân.
Cháo hến có tác dụng gì cho sức khỏe?
Cháo hến từ lâu đã được coi như một bài thuốc chữa bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ hay mắc chứng ra mồ hôi trộm vào ban đêm, kéo dài sẽ gây hại đến sức khỏe. Trường hợp trẻ ra quá nhiều mồ hôi trộm thì nên để bác sĩ xác định nguyên do. Những trường hợp bị đổ mồ hôi trộm nhẹ, có thể áp dụng mẹo vặt từ dân gian. Là món cháo hến – bài thuốc chữa bệnh đông y có tác dụng hạn chế đổ mồ hôi ở trẻ. Ăn liên tục 3 – 5 ngày, ăn vào lúc đói sẽ thấy hiệu quả tối ưu.
Công thức làm món cháo hến từ nhà hàng Maison Mận-Đỏ
Cháo hến thơm ngon, vị đậm đà lại bổ dưỡng. Cháo hến nấu không khó chỉ cần bạn biết cách đãi hến.
Nguyên liệu gồm 500g hến tươi, 100g gạo tẻ, 100g gạo nếp, hành lá, rau răm, gừng, gia vị, dầu ăn.
Chế biến: Hến cần ngâm qua nhiều nước (nên dùng nước vo gạo) từ 1 – 2 tiếng để hến nhả hết cát. Sau đó đem rửa sạch bằng nước sạch lại rồi cho vào nồi nước đun sôi, cho thêm gừng vào. Luộc sôi hến tầm 2 phút rồi vớt ra, để nguội. Nước trong nồi để lắng xuống rồi chọn nước trong để nấu cháo. Nước luộc hến vị ngọt thanh tự nhiên dùng nấu cháo đậm vị hơn dùng nước lã.
Gạo nếp và tẻ đem vo sạch rồi nấu trong nước luộc hến khi nãy. Khi cháo chín nhừ, nêm gia vị vừa ăn, nhỏ lửa. Thịt hến sau khi tách ra thì thái nhỏ, bắt lên bếp xào cùng hành đã phi cho săn lại. Nêm nếm để hến có mùi vị, rồi cho thịt hến vào nấu cùng cháo. Cháo hến sẽ ngon hơn khi ăn cùng hành lá, rau răm băm nhỏ và tiêu xay. Cháo hến ngon là nhờ chọn lựa được nguyên liệu tốt. Hãy chọn lọc kỹ những con hến tươi, thời gian bắt lên ngắn. Thời gian ninh cháo càng lâu, cháo càng mềm và ngọt vị. Chúc bạn dùng món cháo hến ngon miệng với công thức từ Maison Mận-Đỏ nhé!
Ăn hến có nổi mụn không?
Ăn hến không nổi mụn bạn nhé! Hến là thực phẩm chứa nhiều kẽm, có tác dụng cải thiện và chăm sóc da khỏe mạnh. Ngoài ra, chất kẽm còn giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Vậy nên, ăn hến không gây nổi mụn. Thực đơn hàng ngày, món ăn có hến và bạn bị nổi mụn. Hãy xem xét lại, có thể thủ phạm gây nổi mụn là thực phẩm cay, đồ ngọt, đồ chiên rán.
Ai không nên ăn hến?
Hến có nhiều dinh dưỡng nhưng ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm với một số người. Những người dưới đây nên tránh ăn hến thường xuyên:
- Phụ nữ mang thai. Trong hến có một số loại tảo gây độc, không phân hủy dù nấu ăn ở nhiệt độ cao.
- Người bị dị ứng ăn trai, hến. Một số người ăn hến vào bị viêm da dị ứng, rối loạn tiêu hóa.
- Người bị sỏi thận. Hến chứa nhiều purin, chất cần tránh cho những người sỏi thận.
- Người bị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày. Tính hàn trong hến dễ làm lạnh bụng. Họ có thể ăn hến nhưng phải kèm gừng tươi để điều hòa.
- Người bệnh gan. Nếu ăn nhiều hến dễ bị dẫn đến chứng vàng da, chướng bụng. Người bệnh gan thường bị thiếu men oxy hóa đồng huyết, ăn hến dễ tổn thương não.
Ăn hến có tác hại gì?
Ăn hến không đúng cách và sai cách chế biến sẽ gây hại cho sức khỏe. Dù là thực phẩm tốt đến mấy cũng có những mặt trái. Tùy cơ địa từng người nên sẽ có người dị ứng với thịt hến gây nổi mẩn đỏ, viêm ngứa. Trong hến chứa chất độc, nếu không may ăn phải sẽ bị nhiễm độc vào cơ thể.
Như vậy làm sao để tránh bị nhiễm độc khi ăn hến? Cách tốt nhất là khâu sơ chế, ngâm hến qua nhiều nước, để nhả hết chất cặn bã ra ngoài. Loại bỏ túi phân của hến ra ngoài trước khi chế biến.
Hến sống nhiều ở vùng kênh rạch, nơi nước bị ô nhiễm chứa nhiều kim loại nặng như thủy ngân. Khi ăn phải những kim loại này, chúng ta cũng có nguy cơ nhiễm độc kim loại theo. Nên xác thực kỹ nguồn thực phẩm hến ở vùng nước sạch rồi hãy mua, để dùng yên tâm hơn.
Khuyến cáo người bệnh gút tuyệt đối không ăn hến, sẽ làm bệnh thêm nặng. Viện khoa học hàn lâm Thụy Điển còn tìm ra trong hến chứa adenovirus. Loại virus này làm tăng chứng viêm nhiễm ở con người. Adenovirus gây ra chứng tiêu chảy, phát ban và viêm phổi.
Lưu ý thêm khi ăn hến
Đầu tiên không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn canh trai, ngao, hến. Hoa quả chứa nhiều tanin, nếu kết hợp ngay với canxi trong hến sẽ tạo ra canxi không hòa tan. Gây ra hệ quả đau bụng, nôn mửa.
Thứ hai, không ăn cùng thực phẩm giàu vitamin C. Trong hến chứa hàm lượng asen pentavenlent không gây hại cho cơ thể. Nhưng ăn kèm với lượng lớn thực phẩm nhiều vitamin C thì lại khác. Các asen pentavenlent chuyển hóa thành asen trioxide gây thạch tín cấp tính. Còn ảnh hưởng đến cả tính mạng.
Cuối cùng không nên uống cùng bia. Lý do nằm ở việc kết hợp bia – hến làm tích tụ axit uric dư thừa tạo bệnh viêm khớp.
Sau khi theo dõi bài viết ăn hến có tốt không? Chắc hẳn bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về món ăn này. Trang bị tốt giá trị dinh dưỡng từ hến là cách tốt nhất để gia đình bạn tận dụng tối đa những công dụng mà hến mang đến. Cảm ơn mọi người đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo từ nhà hàng Maison Mận-Đỏ.