Ăn gì tốt cho tiêu hóa? Đây luôn là vấn đề nan giải của nhiều đối tượng, cả người lớn lẫn trẻ em. Bởi hệ tiêu hóa đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Chúng đảm nhận chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ các chất thải trong tiêu hóa. Hiện nay, do cách ăn uống không hợp lý hay thực phẩm không tốt ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Để bảo vệ và giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, bạn nên sử dụng các thực phẩm tốt. Cùng Mận-Đỏ tìm hiểu xem nên ăn gì để tiêu hóa tốt nhé!
Ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa?
Đau bụng, khó tiêu, hoặc tiêu chảy, táo bón,… là những triệu chứng bắt nguồn từ việc hệ tiêu hóa hay đường ruột yếu kém. Tuy độ nguy hiểm không gây hại lớn đến tính mạng, nhưng gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm nào để giúp hệ tiêu hóa được cải thiện và tốt hơn.
Sữa chua
Sữa chua luôn được biết đến là loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa. Được làm từ sữa đã lên men, và có nhiều men vi khuẩn có lợi cho đường ruột, đặc biệt là vi khuẩn axit lactic. Các men vi sinh này sống trong đường ruột để thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hàm lượng probiotic có trong sữa chua còn giúp khắc phục tình trạng táo bón, tiêu chảy,…
Đu đủ
Papain là tên của một loại enzyme tiêu hóa có trong đu đủ. Khi chúng được nạp vào cơ thể, sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Để dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng, chúng sẽ phá vỡ các cấu trúc của các sợi protein. Đồng thời, chất papain này còn giúp giảm các triệu chứng ruột kích thích như đầy hơi, khó tiêu,…
Gừng
Tính ấm và cay nóng của gừng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức nhanh và tốt hơn.
Các loại rau lá xanh đậm
Với rau lá xanh đậm màu chứa nhiều hàm lượng chất xơ không hòa tan. Chính nhờ vậy mà rau lá xanh đậm đã trở thành thực phẩm khá tốt cho hệ tiêu hóa.
Thì là
Giống với rau xanh, hàm lượng chất xơ trong thì là hỗ trợ ngăn ngừa táo báo, và cải thiện tiêu hóa.
Những món ăn dễ tiêu hóa cho người bệnh
Ở trên là danh sách các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa khi suốt ngày phải làm việc “hết công suất” để tiêu thụ các món ăn nhiều đường, dầu mỡ. Thế nhưng, khi bị ốm nên ăn gì? Bởi khi bị ốm, hệ tiêu hóa của bạn không phải đang chịu áp lực lớn mà là đang “bị mệt”, các chức năng tiêu hóa đang hoạt động yếu hơn bình thường. Chính vì vậy, những lúc không được khỏe bạn cần phải ăn những món ăn lỏng, sệt, mềm để giúp cho hệ tiêu hóa có thể hấp thụ được dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Những món ăn dễ tiêu hóa dành cho người bênh được các bác sỹ khuyên dùng là:
- Cháo: Đây là món ăn không chỉ đáp ứng được các tiêu chí mềm, lỏng, dễ tiêu hóa mà cháo còn là món ăn giúp bù nước nhanh cho cơ thể. Bạn nên nấu cháo cùng với thịt gà, thịt heo cùng rau củ, nấu loãng hơn bình thường để ăn.
- Súp: Bên cạnh món cháo thì súp cũng là món ăn được ưu tiên hàng đầu dành cho người bệnh. Tương tự như cháo, bạn có thể ninh gà hoặc thịt heo, bò để lấy nước, sau đó thì xé nhỏ thịt cùng nấm, rau củ quả cho vào nồi nấu thành súp. Đối với người bệnh thường bị nhạt miệng thì súp cũng là lựa chọn phù hợp hơn với hương vị đậm đà hơn cháo một chút.
Thói quen ăn uống tốt cho hệ tiêu hóa
Chính những thói quen ăn uống thường ngày của bạn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể. Biểu hiện rối loạn tiêu hóa, hay tiêu hóa không tốt cũng bắt nguồn từ thói quen ăn uống không lành mạnh. Bạn cần hiểu rằng hệ tiêu hóa là bộ phận quan trọng nhất giúp hấp thụ dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu bạn muốn khỏe mạnh, bạn cần có hệ tiêu hóa ổn định trước.
Và để hệ tiêu hóa luôn khỏe, bạn cần:
- Hạn chế ăn các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc được chiên qua nhiều lần.
- Không nên ăn quá khuya hoặc ăn vội vàng trước giờ đi ngủ. Trước 2 tiếng chuẩn bị đi ngủ không nên ăn tối hoặc ăn quá no.
- Không bao giờ được bỏ bữa, đặc biệt là buổi sáng. Ăn đúng giờ giấc để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
- Nói không với thức ăn nhanh kém dinh dưỡng.
- Ăn nhiều rau củ quả xanh, trái cây tươi và các thực phẩm dễ tiêu hóa. Sử dụng và thay thế chúng trong những thực đơn bữa ăn hàng ngày cho gia đình bạn.
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Chế độ ăn uống không lành mạnh là “thủ phạm đầu tiên” gây nên triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng thường thấy của rối loạn tiêu hóa gây ra những khó chịu cho cơ thể. Như đau bụng, đầy hơi, ợ chua, táo bón hoặc gây tiêu chảy,… Vì vậy để cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, bạn cần nắm rõ những nguồn thực phẩm nên và không nên sử dụng cho dạ dày. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem bạn nên và không nên những gì nhé!
Với người bị rối loạn tiêu hóa, những thực phẩm sau nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Các loại thịt trắng
Các loại thịt trắng như cá, gà, vịt,… có hàm lượng đạm dễ hấp thụ hơn so với thịt đỏ. Bởi vậy mà chúng dễ dàng tiêu hóa, không tạo áp lực cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
Chuối
Chuối là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, bởi do sự dồi dào lượng kali và chất điện giải. Chuối giúp tiêu hóa hết các chất dịch còn tồn đọng trong lòng ruột và giảm tiêu chảy. Bên cạnh đó, sau khi bị nôn và đi ngoài nhiều, chuối giúp bổ sung điện giải cho cơ thể.
Các loại hoa quả chứa vitamin C
Vitamin C đóng vai trò là chất chống oxy hóa mạnh, và đào thải các chất thải dư thừa ra bên ngoài. Đồng thời, các hoa quả như cam, quýt, bưởi, ổi,… còn giúp làm dịu hệ thống đường ruột. Và nhớ nạp năng lượng cho mình hằng ngày bằng một ly nước ép hoa quả với nhiều vitamin C.
Khoai lang
Với thành phần dinh dưỡng dồi dào chứa trong khoai lang bao gồm vitamin, khoáng chất, carbohydrate và chất xơ,… Chính nhờ các dưỡng chất này mà khoai lang được xem là “thực phẩm vàng” tốt cho hệ tiêu hóa. Khoai lang có khả năng hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày, và giúp ngăn ngừa các gốc tự do hình thành.
Bên cạnh những thực phẩm trên, khi bị rối loạn tiêu hóa bạn nên ăn sữa chua, gừng, đu đủ,… Chúng rất tốt cho đường ruột và kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng trong cơ thể.
Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì?
Không chỉ sử dụng thực phẩm tốt để cải thiện hệ tiêu hóa, bạn cũng phải kiêng dè nhiều thứ. Để bảo vệ hệ tiêu hóa, hạn chế tối đa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm không tốt cho hệ đường ruột sau:
- Kiêng các loại thực phẩm quá nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh,… Đây là nhóm thực phẩm người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh hàng đầu. Dung nạp quá nhiều các thực phẩm này sẽ gây ra triệu chứng khó tiêu, đầy bụng. Đồ ăn nhanh vừa khó tiêu hóa vừa khiến bạn dễ trở nên béo phì.
- Không nên ăn các đồ ăn sống, tái và chưa được nấu chín hoàn toàn. Các món như nộm, gỏi cá, tiết canh,… trong chúng tiềm ẩn nhiều vi khuẩn bất lợi cho đường ruột. Có nhiều trường hợp ăn xong, có thể gây ngộ độc thực phẩm.
- Hạn chế ăn nhiều hải sản tươi sống như hàu, tôm, mực,… Bởi các hải sản sẽ làm cho người rối loạn tiêu hóa bị đau bụng, nặng sẽ gây tiêu chảy.
- Tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, nước ngọt, socola,… Đối với những người bị rối loạn tiêu hóa sẽ không hấp thụ được. Ngược lại còn gây áp lực cho dạ dày, gây ợ chua và đầy bụng.
- Không sử dụng các chất kích thích như uống rượu, bia,… Và đặc biệt, kiêng sử dụng sữa và các sản phẩm làm từ sữa đối với những người bị rối loạn tiêu hóa.
Làm sao để tiêu hóa tốt?
Để có một hệ tiêu hóa tốt, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh là điều cần thiết nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng cho bản thân những thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe. Tuy những triệu chứng do rối loạn tiêu hóa mang lại không quá nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu kéo dài tình trạng đó thì nguy hiểm sẽ rập rình mà đến, vì thế bạn nên:
- Hạn chế sử dụng quá nhiều các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Bởi chất phụ gia, chất béo trong thực phẩm đóng hộp làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
- Bổ sung nhiều chất xơ từ các rau củ quả tươi. Đồng thời, hạn chế chất béo có hại, nhưng vẫn phải bổ sung các chất béo lành mạnh như omega-3,…
- Khi ăn uống, cần phải ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhanh hay không tập trung vào bữa ăn. Bởi khi nhai lâu, nước bọt tiết ra càng nhiều. Chính nhờ nước bọt này giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
- Giữ tinh thần thật thoải mái và tích cực tham gia vận động cơ thể. Đồng thời từ bỏ hoặc hạn chế các thói quen không tốt hằng ngày như hút thuốc, uống rượu, ăn khuya,…
Ăn gì tốt cho tiêu hóa hay làm sao để hệ tiêu hóa được tốt hơn? Đó là những câu hỏi được tìm hiểu nhiều nhất từ nhóm người lớn. Bởi hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh thì cơ thể của bạn cũng sẽ không tốt và không khỏe. Vì vậy, bạn nhớ sử dụng các thực phẩm thực hợp lý để bảo vệ hệ đường ruột của bạn.