Bạn đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán với đối tác nước ngoài nhưng lại lo lắng không biết nên làm cách nào để gây ấn tượng và thuyết phục thành công. Vậy thì bạn hãy lưu ngay những kinh nghiệm đàm phán với đối tác nước ngoài hiệu quả được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Ngôn ngữ
Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi muốn đàm phán thành công với đối tác nước ngoài, bạn chắc chắn phải có khả năng giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ. Ít nhất là Tiếng Anh và tốt hơn nếu bạn am hiểu cả ngôn ngữ mẹ đẻ của đối tác. Hoặc bạn cũng có thể dẫn theo phiên dịch viên.
Sẽ thật là thiếu chuyên nghiệp khi bạn không hiểu và không thể diễn đạt ý kiến của mình cho đối tác nghe. Và hiển nhiên, kết quả của cuộc đàm phán sẽ chẳng đi đến đâu cả.
Tìm hiểu về văn hóa quốc gia của đối tác
Việc tìm hiểu về văn hóa quốc gia của đối tác được đánh giá là yếu tố quan trọng thứ 2 dẫn đến kết quả thành công của cuộc đàm phán. Tuy văn hóa không ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực của doanh nghiệp bạn nhưng việc không am hiểu các quy tắc cơ bản của quê hương đất nước đối tác, bạn sẽ không thể để lại ấn tượng tốt đẹp.
Bạn không thể biết được năng lực của mình có vượt trội hơn so với những đối thủ khác hay không. Tốt nhất hãy biết cách tạo ấn tượng để đối tác nước ngoài có cái nhìn tốt hơn về bạn.
Một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta thường bỏ qua chính là cách bắt tay
và chào hỏi nhau khi mới gặp. Bạn cứ search từ khóa “cách bắt tay ở các nước” mà xem, bạn sẽ nhận ra ở mỗi quốc gia lại có cách chào hỏi và bắt tay khác nhau. Chỉ cần 1 phút để tìm hiểu về các vấn đề này nhưng nó chắc chắc sẽ giúp cho đối tác đánh giá cao bạn vì sự tôn trọng văn hóa và có sự tìm hiểu về họ.
Chuẩn bị cho bài thuyết trình một cách chỉn chu nhất
Tùy vào nội dung của cuộc đàm phán mà bạn nên lên một kịch bản cho buổi đàm phán. Hãy lên kịch bản chi tiết cho từng điều khoản của hợp đồng hay kế hoạch kinh doanh cụ thể. Chuẩn bị câu trả lời cho cả những câu có thể được hỏi.
Bởi vì nội dung của các điều khoản trong hợp đồng hay từng mục tiêu, cách thực hiện trong kế hoạch vẫn là những điều mà đối tác nước ngoài quan tâm nhất. Đó là điều dễ hiểu khi không phải dễ dàng gì họ lại “rót tiền” để đầu tư, hợp tác với bạn cả. Hãy cho họ thấy được năng lực của bạn thông qua phần đàm phán, thuyết trình ấy.
Tìm hiểu về phong cách làm việc của đối tác
Yếu tố tiếp theo quyết định sự thành công của cuộc đàm phán với đối tác nước ngoài chính là việc tìm hiểu phong cách làm việc của họ. Ví dụ như đối tác nước Anh rất quan tâm đến giờ giấc và luôn đúng giờ. Còn đối với người Pháp, họ lại có xu hướng giờ “cao su” hơn.
Bên cạnh đó, sẽ có những đối tác có thói quen trả giá hoặc thét giá. Bạn cần tìm hiểu kỹ về những vấn đề này trước để tìm cách ứng phó, ứng xử cho phù hợp.
Chuẩn bị những phần quà
Quà cáp không nhất thiết là những vật hiện kim hay có thể nhìn thấy được. Những món quà dành cho đối tác nước ngoài có thể là những điều khoản nhượng bộ trong hợp đồng hoặc cũng có thể là những trải nghiệm, những dịch vụ đặc biệt. Bạn có thể dẫn đối tác nước ngoài của mình đi đến những danh lam thắng cảnh đẹp hoặc đến những quán ăn phục vụ theo kiểu truyền thống để tạo những trải nghiệm đẹp trong lòng họ.
Nếu bạn chỉ muốn tặng những phần quà nho nhỏ nhưng vẫn để lại ấn tượng tốt thì nên tìm hiểu trước về sở thích của đối tác nước ngoài.
Địa điểm đàm phán
Địa điểm để cuộc đàm phán diễn ra cũng góp phần quan trọng đem đến cái “gật đầu” của đối tác nước ngoài. Có thể tùy thuộc vào văn hóa, vào lĩnh vực và sở thích của đối tác mà bạn có thể chọn các địa điểm khác nhau. Có thể sẽ đàm phán tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc có thể đàm phán tại các quán cafe, nhà hàng.
Tuy nhiên, bạn không nên hẹn đối tác đến các quán ăn, quán nhậu lề đường hay các quán quá đông đúc, người qua lại nhiều và ồn ào. Thay vào đó, hãy hẹn đối tác của bạn đến những nhà hàng có phòng riêng yên tĩnh và tốt nhất là có phục vụ các bữa ăn kinh doanh như Business Lunch hoặc Business Dinner.
Với không gian yên tĩnh, rộng rãi, thoải mái cùng những món ăn ngon, đẹp mắt, tiện lợi chắc chắn sẽ khiến cho buổi đàm phán diễn ra tốt đẹp hơn.
Thời điểm đàm phán
Cuối cùng, việc lựa chọn thời điểm để cuộc đàm phán với đối tác nước ngoài diễn ra cũng quan trọng không kém quyết định sự thành bại. Thông thường, khi hẹn gặp đối tác nước ngoài chúng ta thường sẽ đặt lịch hẹn vào buổi trưa hoặc buổi tối. Bởi vì đây là hai mốc thời gian mà đối tác thể thư giãn, ăn uống và ngủ nghỉ.
Nếu bạn muốn cuộc đàm phán diễn ra lâu hơn thì nên chọn hẹn buổi tối. trưa thì thời gian sẽ không được thoải mái.
Chỉ cần nắm được những nội dung như trên, chắc chắn buổi đàm phán cùng đối tác nước ngoài của bạn sẽ thu được những kết quả tích cực. Lưu lại ngay bạn nhé!