Chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhỏ là điều không dễ dàng và đòi hỏi bậc phụ huynh phải có đủ kiến thức và sự kiên trì. Đặc biệt là các bé nhỏ sơ sinh khi chúng chỉ vừa chào đời và cơ thể vẫn chưa được hoàn thiện một cách đầy đủ.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về trẻ sơ sinh và cách chăm sóc chúng. Bên cạnh đó còn có những điều kiêng kỵ khi chăm sóc trẻ mà ba mẹ cần lưu ý.
Tất cả những điều cần biết về trẻ sơ sinh
Có thể các bố mẹ không biết rằng cơ thể của trẻ sơ sinh rất diệu kỳ, bạn cần hiểu rằng trẻ sơ sinh có vô vàn sự khác nhau so với người lớn chúng ta. Chính vì vậy, để chăm sóc tốt cho bé, các bố, các mẹ hãy cùng tìm hiểu những điều cần phải biết về trẻ sơ sinh dưới đây.
Những điều cần biết về giác quan của trẻ
- Trẻ sơ sinh có khướu giác rất nhạy bén, đó là lý do các bé có thể nhận ra mẹ của mình thông qua mùi hương mà không bao giờ nhận nhầm người khác.
- Lời khuyên của các chuyên gia rằng bạn nên tiếp xúc với con gần hơn vì trẻ sơ sinh không nhìn được xa, các bé chỉ có thể nhìn rõ những vật ở cự ly 20cm mà thôi.
- Khả năng nghe và phân biệt âm rất tốt. Nhờ thính giác tốt mà bé có thể phân biệt được giọng nói của mẹ.
- Bé có khả năng phân biệt được mùi vị. Điển hình là vị của nước và các loại sữa khác nhau.
- Bé không hề bị mù màu khi vừa mới sinh, thậm chí bé còn nhạy với các màu đỏ, xanh.
- Bé sơ sinh có phản ứng tốt với các tiếp xúc ở da. Điều này có nghĩa là các mẹ, các bố nên massage cho bé thường xuyên để kích thích bé phát triển.
Những điều cần biết về đặc điểm cơ thể và thói quen của trẻ
- Bạn có biết rằng trẻ sơ sinh ngủ hơn 16 tiếng mỗi ngày hay không. Điều này là hoàn toàn bình thường nên các mẹ không cần lo lắng. Đặc biệt vào thời điểm vừa sinh ra bé sẽ ngủ nhiều hơn nữa. Lý do là bé cần thời gian nghỉ ngơi để lấy sức sau khi vượt cạn cùng mẹ. Những lúc này, mẹ có thể tranh thủ chợp mắt, nghỉ ngơi nhé.
- Bé có thể khóc rất nhiều sau khi vừa sinh ra nhưng lại không chảy nước mắt. Nguyên nhân là vì mắt của bé vẫn có màng bảo vệ và chất bôi trơn. Nước mắt của bé chỉ chảy sau 3 tuần tuổi mà thôi.
- Màu tóc lúc sinh không phải là màu tóc của bé. Thông thường tóc trẻ sơ sinh sẽ rụng đi và mọc tóc mới với màu khác với ban đầu. Quá trình đổi màu tóc này sẽ diễn trong 6 tháng tuổi đầu.
- Trẻ sơ sinh có rất nhiều hồng cầu trong máu. Vì vậy da của trẻ sẽ hồng hào khi vừa sinh ra, kể cả trẻ ở châu Phi.
- Nhịp tim và nhịp thở của bé nhanh hơn nhiều so với người trưởng thành. Cụ thể nhịp tim của bé lên đến 160 lần/phút, nhanh hơn gấp đôi người trưởng thành. Và nhịp thở của bé lên đến 50 lần/phút, trong khi người lớn chỉ 20 lần/phút.
- Trẻ sơ sinh không biết thở bằng miệng, bé chỉ cố gắng khịt mũi khi bị nghẹt. Vì vậy ba mẹ nên vệ sinh và đảm bảo mũi con được thông thoáng.
- Mặc dù trong sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng, giúp con có hệ miễn dịch tốt. Tuy nhiên cơ thể bé sẽ rất dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là khi bị lây từ người khác. Vì vậy mẹ nên tránh cho con tiếp xúc với người bị đang bị cảm.
Chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào?
Sau khi đã biết được những sự thật về trẻ sơ sinh có lẽ bạn cũng cảm nhận được các bé cần được chăm sóc một cách kỹ hơn đúng không. Hãy tham khảo cách chăm sóc bé đúng qua nội dung dưới đây.
Ăn, ngủ và bế
Lưu ý thứ nhất khi chăm sóc bé sơ sinh và trẻ nhỏ chính là cách bế. Bởi lúc này xương của bé vẫn chưa cứng cáp, nếu mẹ bế sai cách sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển xương. Chính vì vậy, khi bế bé mẹ cần bế đúng tư thế để tránh ảnh hưởng tới cột sống và xương khớp. Đặc biệt với trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi ba mẹ cần bế bé bằng cách:
- Luồng một tay xuống ra sau đầu để nâng đở phần đầu và cổ
- Luồng tay còn lại xuống phần lưng để ôm trọn cơ thể bé
- Phần cánh tay dùng để nâng phần mông và vai của bé
Lưu ý thứ hai khi cho bé bú mẹ cần tuân thủ đủ liều lượng và số lần trong ngày. Với những bé vừa sinh được vài tuần đầu sẽ ngủ nhiều đến 16 tiếng mỗi ngày. Thông thường bé sẽ bú cách hai giờ đồng hồ và thời gian bú khéo dài từ 15-30 phút. Nếu bé ít bú mà ngủ khéo dài ba mẹ không nên quá lo lắng. Khi bé đói bé sẽ tự thức và có dấu hiệu đòi bú như: Cọ quậy, khóc, miệng chúm chím. Tuy nhiên với trường hợp bé ngủ quá bốn giờ, mẹ nên đánh thức con để cho bú. Khi bé bú mẹ nên nói chuyện với con để tránh trường hợp bé vừa ngậm ti đã ngủ.
Thứ ba khi cho bé ngủ mẹ nên chú ý nhiệt độ thích hợp. Và nhiệt độ lý tưởng giúp bé ngủ ngon là 28 độ. Ba mẹ không nên đắp chăn hoặc cho con ngủ ở nhiệt độ cao gây chảy mồ hôi, ngứa ngáy. Giấc ngủ ngon sẽ giúp hoocmon tăng trưởng sản sinh nhiều hơn.
Tắm và vệ sinh cơ thể bé
Thứ nhất khi tắm cho trẻ, mẹ nên tắt quạt, điều hòa rồi sau đó mới cởi đồ và tã của bé. Nước dùng để tắm cho bé là nước ấm, tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm tổn thương da bé. Để tiện lợi mẹ có thể dùng loại dầu vừa tắm vừa gội cho con.
Bên cạnh đó người tắm cho bé cần tháo trang sức để tránh trường hợp da bé bị trầy. Khi tắm xong mẹ dùng khăn bông mềm và sạch lau cho con. Sau đó mẹ dùng tăm bông thấm sạch nước trong mũi, tai và rốn cho bé. Trường hợp bé chưa rụng rốn mẹ nên hạn chế cho rốn của con tiếp xúc với nước. Sau khi làm khô người cho bé mẹ nên mặc đồ, bao tay và tất ngay cho con.
Thứ hai khi mặc tã cho con mẹ nên chú ý thay thường xuyên, tránh trường hợp ẩm ướt khiến bé khó chịu. Sau khi bé đi vệ sinh xong, mẹ nên vệ sinh sạch rồi thay tã mới cho con. Việc này sẽ giúp bé hạn chế tình trạng hăm ngứa, nổi hạt. Ngoài ra mẹ nên thường xuyên thoa phấn rôm hoặc kem chống hăm cho bé.
Thứ ba khi vệ sinh rốn cần phải đảm bảo an toàn. Rốn cũng giống như vết thương hở, rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy mẹ nên vệ sinh rốn cho con hằng ngày đến khi vết thương lành. Trước khi vệ sinh rốn, tay mẹ phải được làm sạch bằng cồn. Sau đó mới tháo gạc và vệ sinh vết thương. Trong trường hợp rốn con có mủ vàng, mùi hôi, rỉ nước và có chồi thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện khám, tránh tự ý dùng thuốc. Tốt nhất thì mẹ có thể nhờ các nhân viên y tế để vệ sinh rốn cho bé thường xuyên.
Những điều cần biết khi chăm sóc da trẻ sơ sinh
Da của trẻ rất dể bị dị ứng hoặc tổn thương do các tác nhân bên ngoài. Vì vậy mẹ cần chú ý bảo vệ làn da nhạy cảm của con. Khi chăm sóc da cho con mẹ cần chú ý những điều sau:
- Lựa chọn loại quần áo nhẹ và mềm, tránh họa tiết làm tổn thương da bé. Đây là cách đơn giản để bảo vệ da bé khỏi tổn thương và tránh viêm nhiễm.
- Hạn chế để da con tiếp xúc với phân và nước tiểu để giảm nguy cơ bị mấn, hăm da. Để làm tốt việc này mẹ nên kiểm tra tã con thường xuyên để thay khi con đi vệ sinh.
- Luôn giữ ẩm da tay và chân cho con để tránh da bị khô bong tróc. Mẹ cần thoa thêm kem dưỡng ẩm da cho bé trong trường hợp thời tiết bị hanh khô.
- Thường xuyên cho con tắm nắng vào mỗi sáng sớm. Đây là cách giúp con có làn da khỏe mạnh và sương chắc khỏe nhờ hấp thu tiền vitamin D trong ánh nắng mặt trời.
Bên cạnh những điều cần biết khi chăm sóc trẻ nhỏ phía trên, mẹ cần cho con tiêm chủng đầy đủ. Đây là cách giúp con có hệ miễn dịch tốt, tránh được một số loại bệnh tật.
Trên đây là những kiến thức về những điều cần biết khi chăm sóc trẻ nhỏ mà Mận-Đỏ chia sẻ với bạn. Mận-Đỏ hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn và gia đình mình.