Các món ăn đặc sản miền Nam có gì đặc biệt và thu hút? Mà khiến bao người khi rời khỏi vùng đất Nam Bộ đều phải luyến lưu. Mỗi vùng miền nước ta đều có những món ăn đặc trưng riêng. Nếu ẩm thực miền bắc chú trọng sự cầu kỳ, tỉ mỉ. Miền trung đậm đà hương vị vùng đất nắng gió thì miền nam lại chân chất, giản dị rất riêng. Vậy còn không theo chân Mận-Đỏ khám phá văn hóa ẩm thực và các món ăn đặc sản miền nam.
Mỗi vùng miền đều có một nét đặc trưng ẩm thực khác nhau. Những nét riêng biệt đó thể hiện rõ nhất ở món đặc sản. Và với ẩm thực miền Nam cũng vậy, nơi đây có một nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có thể có.
Danh sách các món ăn đặc sản miền nam
Cá lóc nướng trui. Cá lóc bắt ở ruộng, sơ chế kỹ rồi xiên cá bằng thanh tre, nướng trui trong rơm. Ăn kèm bánh tráng, rau sống và bún chấm với nước mắm tỏi ớt hoặc sốt me.
Hủ tiếu Nam Vang. Có nguồn gốc từ người Campuchia, ninh nước dùng từ xương heo, mực tôm…sợi hủ tiếu dai ngon.
Lẩu cá linh bông điên điển. Mùa nước nổi, bông điên điển nở vàng cả đồng, cá linh mang đến vị ngọt tự nhiên. Món này thường phổ biến vào mùa nước nổi. Lẩu cá linh ăn kèm bông điên điển ngọt giòn và các loại rau từ sông nước.
Bánh tráng Trảng Bàng. Món ăn trứ danh vùng đất Tây Ninh nắng gió. Từng thớ bò tơ Củ Chi kèm rau sống tươi cuộn chặt với bánh tráng chấm mắm nêm sền sệt.
Bánh xèo miền Nam. Món vừa ăn chơi chơi lại vừa no nê làm luôn cho bữa chính. Bánh phải mỏng bột, tráng giòn thật giòn bao bọc lớp tôm thịt ú ụ bắt mắt, giòn tan.
Nộm củ hủ dừa. Món này không thể thiếu trong ẩm thực miền nam mùa hè nóng bức. Vị chua vừa ăn, mát, giòn giòn béo béo của củ hủ dừa, cay nồng của rau răm ớt sợi. Kèm mắm chua ngọt và bánh phồng tôm chiên giòn thì lại càng tuyệt hảo.
Khẩu vị của người miền Nam có gì khác ?
Nhờ vào đặc điểm địa hình, đất đai màu mỡ, cuộc sống đã định hình nền văn hóa nơi đây. Được biết đến Nam Bộ là vựa lúa lớn nhất nước ta. Từ lúc khai hoang lập nghiệp, món ăn thức uống người miền nam luôn đạm bạc, giản dị. Chủ yếu là sử dụng những thực phẩm gần gũi như là tôm, cua, cá, rau, trái cây, hoa.Thực phẩm của người miền nam rất đa dạng nhờ vào khí hậu nhiệt đới và đất màu mỡ. Vì vậy họ không ngừng sáng tạo và khám phá ra nhiều phương thức chế biến món ăn.
Miền nam chia khí hậu làm hai mùa rõ rệt là mùa nước nổi và mùa gặt chín. Vào mùa nước nổi người dân sẽ khai thác các món từ nguyên liệu đặc trưng có ở sông nước. Mùa gặt thì ẩm thực miền nam lại trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Tận dụng các đặc sản cá đồng béo ngậy, rau, đọt cây, bông, chế biến theo nhiều cách khác nhau.
Dù các nguyên liệu không mấy cầu kỳ nhưng lại mang hương vị đậm đà, say nồng. Vị mặn “đậm đà”, “mạnh mẽ” của món ăn nơi đây đến từ các loại mắm nguyên chất. Vị cay đến xé lưỡi của đủ các loại ớt trái. Ngoài ra còn có vị ngọt đậm, béo ngậy, hay vị chua đến nhắm tịt mắt. Cũng có các món rau đắng như mật. Mọi vị giác đều được kích thích, vị nào ra vị đấy rất rõ ràng.
Giữ nguyên nét dân dã trong từng món ăn
Các món ăn đặc sản miền nam đều mang nét phóng khoáng, hoang dã của con người phương Nam. Giản đơn, thật thà, chân chất. Những món ăn không mấy cầu kỳ, nguyên liệu có sẵn và chế biến ngay để trọn vẹn hương vị. Như bắt ngay con cá lóc ngoài sông rồi đem lên nướng trui trong rơm rạ ngoài đồng. Bờ sông có rau gì hái mớ rau đó rồi ăn kèm với con cá lóc, nghĩ mà thèm. Đâu có cần gì hơn, một sự tự nhiên, gần gũi như tính cách con người nơi đây vậy. Chỉ cần nguyên liệu tự nhiên, đơn giản mà mang lại phong thái riêng cho món ăn miền nam .
Các món ăn đặc sản miền nam rất độc đáo và phong phú. Bởi lẽ miền nam là miền sông nước gắn liền cùng bao thế hệ. Hãy một lần đến với nền văn hóa miền nam. Cùng du lịch, trải nghiệm cùng con người và nền ẩm thực nơi đây. Tuy miền nam rộng rãi du nhập nhiều nền ẩm thực vùng miền khác nhau. Nhưng con người miền nam vẫn giữ được nét riêng biệt, dân dã, chân chất trong từng món ăn.